Tranh chấp tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội

Tranh chấp tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội

Tranh chấp tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội

Tình huống thực tế tranh chấp tiền lương, tiền BHXH: Ông Hòa ký kết HĐLĐ có thời hạn 12 tháng với công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Phát triển công nghệ mới MIV (công ty MIV) từ ngày 1/9/2010 với mức lương là 1.163.000 đồng/tháng. Sau khi hết hợp đồng thì HĐ tự gia hạn. Ngày 21/3/2013 ông Hòa nộp đơn xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Tuy nhiên, sau khi đã chấp thuận đơn xin nghỉ việc của ông Hòa, công ty vẫn không thanh toán đủ cho ông Hòa tiền lương 4 tháng (10/2011, 11/2011, 12/2011 và tháng 3/2013) là 16.028.000 đồng đồng thời công ty chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN cho ông Hòa từ 1/9/2010.

Tranh chấp tiến lương

Do đó, đến ngày 11/12/2013, ông Hòa đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án với yêu cầu:

  • Yêu cầu công ty MIV trả tiền lương còn nợ cho ông Hòa là 16.028.000 đồng
  • Trả tiền BHXH trực tiếp cho ông Hòa tính từ 1/9/2010 do công ty không đóng BHXH cho ông.
  • Trả sổ BHXH cho ông Hòa.

Phản biện lại yêu cầu của ông Hòa, công ty MIV cho rằng:

  • Công ty sẽ hoàn trả tiền lương cho ông Hòa với điều kiện ông Hòa bàn giao toàn bộ giấy tờ theo BB bàn giao tổng hợp không số, không chữ ký ngày 23/7/2013 do công ty soạn thảo.
  • Tiền bảo hiểm sẽ không hoàn trả cho ông Hòa mà khi nào cơ quan thuế truy thu thì công ty sẽ đóng.

Phán quyết của Tòa án:

  • Buộc công ty MIV trả cho ông Hòa 4 tháng tiền lương còn thiếu là 16.028.000 đồng.
  • Không chấp nhận yêu cầu công ty trả tiền bảo hiểm cho ông Hòa.
  • Buộc công ty MIV phải liên hện BHXH đóng tiền BHXH cho ông Hòa từ tháng 9/2010 đến tháng 12/2012, chốt sổ và hoàn trả sổ BHXH cho ông Hòa.

Bình luận:

Tranh chấp phát sinh là tranh chấp tiền lương, tiền BHXH khi chấm dứt HĐLĐ. Tranh chấp lao động diễn ra khi BLLĐ 2012 đang có hiệu lực nên áp dụng BLLĐ 2012 giải quyết. Ngoài ra, tranh chấp về đóng BHXH từ 1/9/2010 đến 3/2013 luật BHXH 2014 chưa có hiệu lực cho nên sẽ áp dụng luật BHXH 2006.

Document

HĐLĐ đang có hiệu lực có thể bị chấm dứt khi rơi vào trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ hoặc do NLĐ/NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trong trường hợp của ông Hòa và công ty MIV, ông Hòa nộp đơn nghỉ việc ngày 21/3/2013 và được công ty MIV chấp thuận. Như vậy 2 bên trong quan hệ lao động đồng ý thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ[1] nên thuộc trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ. Sau khi HĐLĐ chấm dứt, NSDLĐ phải thanh toán cho NLĐ các khoản liên quan cho NLĐ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi HĐLĐ chấm dứt[2]. Nếu quá thời hạn thanh toán trên thì NSDLĐ có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo bài viết “Thời hạn thanh toán khi chấm dứt HĐLĐ” để hiểu rõ hơn về quy định này. Các khoản liên quan bao gồm[3]: Trả sổ BHXH và các giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ; Chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Theo đó, ông Hòa yêu cầu công ty hoàn trả sổ BHXH là hợp lý. Ngoài ra, trong trường hợp của ông Hòa, ông Hòa có thể yêu cầu công ty trả thêm trợ cấp thôi việc cho ông.

Đối với phần nợ lương 4 tháng của công ty MIV với ông Hòa. Đó là nghĩa vụ của công ty đối với NLĐ. Do đó, công ty MIV phải thực hiện thanh toán cho NLĐ số tiền này mà không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào cả. Ngoài ra, theo như nhận định của Tòa án về vấn đề này, công ty MIV không chứng minh được công ty MIV đã bàn giao cho ông Hòa những gì cho nên việc yêu cầu ông Hòa ký vào biên bản bàn giao do công ty soạn sẵn là không phù hợp.

Về yêu cầu công ty MIV trả tiền BHXH cho ông Hòa. Ông Hòa ký kết HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng sau đó HĐLĐ được chuyển hóa thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo Luật BHXH 2006, NLĐ ký kết HĐLĐ xác định thời hạn thì bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc[4]. Ở đây, NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ làm việc cho công ty mình[5]. Do đó, công ty MIV không đóng BHXH cho ông Hòa ngoài việc phải đóng lại tiền BHXH cho cơ quan bảo hiểm thì công ty MIV cũng có thể bị phạt vi phạm hành chính về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo bài viết “Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc” để biết thêm chi tiết. Như vậy, công ty MIV phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thuế thực hiện đóng BHXH cho ông Hòa và chốt sổ BHXH để trả sổ BHXH cho ông Hòa. Xét phán quyết của Tòa án trong vấn đề này, Tòa án không chấp thuận yêu cầu của ông Hòa và buộc công ty MIV thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ông Hòa là đúng quy định pháp luật.

Hành vi vi phạm của công ty MIV đối với ông Hòa còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng hành vi vi phạm như sau:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đến 4 triệu đồng đối với hành vi không trả lại sổ BHXH cho ông Hòa;
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi trả lương không đúng hạn do công ty MIV vẫn nợ ông Hòa 4 tháng tiền lương.
  • Phạt tiền từ 18% đến 20%/ tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với hành vi không đóng BHXH cho NLĐ.[6]

Như vậy, phán quyết của Toàn án trong bản án này là hợp lý và phù hợp với quy định PL. Hiện

nay các quy định về Luật BHXH đã có nhiều thay đổi, bạn có thể tham khảo các bài viết trên web tuvanluat.vn để cập nhật các quy định mới nhất liên quan nhé.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về  tranh chấp tiền lương, tiền BHXH

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 36.3 BLLĐ 2012

[2] Điều 1.8 NĐ 148/2018

[3] Điều 47.3, Điều 48 BLLĐ 2012

[4] Điều 2.1 Luật BHXH 2006

[5] Điều 18.1.a Luật BHXH 2006

[6] Điều 26.2 NĐ 95/2013, Điều 1.1 NĐ 88/2015

 

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*