Thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam

Từ năm 2021, thủ tục đăng ký thường trú đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, công tác quản lý về cư trú dân cư được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn nhiều so với trước đây. Việc đăng ký thường trú trở thành một thủ tục rất quan trọng. Bài viết sau, Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn làm rõ các vấn đề về thủ tục về đăng ký thường trú.

Hiện nay, công dân được ký thường trú tại 6 địa điểm sau[1]:

– Nhà ở hợp pháp của mình.

– Nhà ở hợp pháp của người thân.

– Cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ trợ nhà ở.

– Cơ sở trợ giúp xã hội.

– Phương tiện lưu động.

– Đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân.

Thủ tục đăng ký thường trú trong các trường hợp thông thường, cụ thể như sau[2]:

1. Đăng ký thường trú tại nhà ở hợp pháp của mình

Hồ sơ chuẩn bị:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu nhà ở. (Sổ đỏ hoặc giấy tờ mua bán, …)

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

2. Đăng ký thường trú tại nhà ở hợp pháp của người thân.

Trường hợp này áp dụng cho các trường hợp như vợ về nhà chồng, con về ở với cha mẹ hoặc cha mẹ về ở với con và các trường hợp dành cho người già, người khuyết tật, người chưa thành niên, người không có khả năng lao động, người mắc bệnh tâxm thần, … về ở cùng người thân.

Hồ sơ chuẩn bị:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ nhà. (Thời gian tới khi dữ liệu dân cư được đồng bộ trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thì không cần cung cấp giấy tờ này nữa).

– Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật, người không có kharh năng lao động, người bị bệnh tâm thần, người chưa thành niên, …

3. Đăng ký thường trú tại nơi thuê nhà, thuê trọ, ở nhờ.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

– Hợp đồng, văn bản cho thuê, cho mượn, ở nhờ. Lưu ý hợp đồng, văn bản này phải có công chứng, chứng thực.

 

Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 Tờ khai ĐK KT)

Các bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên và nộp trực tiếp tại Công an xã nơi đăng ký thường trú hoặc thực hiện trực tuyến (online) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc thời gian tới là Cổng dịch vụ công bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Lệ phí đăng ký thường trú: hiện nay mức lệ phí này từng địa phương sẽ khác nhau. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh mức lệ phí đăng ký thường trú là 10.000 đồng tại Thành phố Thủ Đức và các quận. 5.000 động tại các huyện vùng ven[3]. Tại Hà Nội mức lệ phí là 15.000 đồng tại các quận và phường, 8.000 đồng tại huyện và xã[4].

Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ[5].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục đăng ký thường trú”

Nếu Bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

Ngày chỉnh sửa, bổ sung: 25/03/2022

Người chỉnh sửa: Lê Tiến Thành

[1] Điều 20 Luật Cư trú 2020

[2] Điều 21 Luật Cư trú 2020

[3] Nghị quyết 07/2017/NQ-HDND

[4] Nghị quyết 06/2020/NQ-HDND

[5] Điều 22.3 Luật Cư trú 2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*