Rút tiền ngân hàng của người không còn minh mẫn

Rút tiền ngân hàng của người không còn minh mẫn

Rút tiền ngân hàng của người không còn minh mẫn

Tính huống: Ông ngoại tôi có mở một tài khoản ngân hàng lúc còn tỉnh táo, tuy nhiên bây giờ ông đã lẫn, không nhớ rõ các hành vi của mình. Bà ngoại tôi đề nghị rút khoản tiền trong tài khoản của ông ra để phòng hờ những tai nạn ngoài ý muốn. Nhưng mẹ tôi tới ngân hàng 3 4 lần và vẫn cứ bị ngân hàng từ chối, và trả lời ông ngoại tôi mất rồi thì hẵng đến lấy. Cho tôi hỏi ngoại trừ việc ông tôi mất ra mới có thể lấy tiền trong ngân hàng ra được thôi ạ?

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho công ty Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Hiện nay quy định pháp luật về việc mở và phát hành thẻ tín dụng ngân hàng quy định các quyền cơ bản của chủ thẻ như sau:

– Sử dụng, mở thẻ tại bất kỳ ngân hàng nào mình muốn và sử dụng các lệnh, tiện ích của thẻ ngân hàng đó;[1]

– Ủy quyền cho người khác sử dụng thẻ;[2]

– Yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin về giao dịch, số dư trên tài khoản của mình;[3]

– Yêu cầu ngân hàng tạm khóa, đóng tài khoản.[4]

– Thông qua người giám hộ, người đại diện pháp luật để sử dụng tài khoản ngân hàng trong trường hợp chủ thẻ không đủ năng lực hành vi dân sự (dưới 18 tuổi, khó khăn trong nhận thức, mắc bệnh tâm thần, nghiện,…).[5]

Như vậy, để có thể sử dụng (rút tiền, thực hiện thanh toán,…) tài khoản ngân hàng của chủ thẻ có 2 cách:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Cách 1: Chủ thẻ ủy quyền bạn được sử dụng thẻ

Cách 2: Là người giám hộ hợp pháp, đại diện theo pháp luật của chủ thẻ.

Tình huống của bạn được giải quyết như sau, theo dữ liệu bạn cung cấp, ông ngoại bạn đã lẫn, không nhận thức được hành vi của mình. Như vậy, việc ủy quyền sử dụng thẻ sẽ khó khăn hơn, vì vậy, bạn có thể thông qua giám hộ để rút tiền tài khoản của ông bạn.

Vậy làm thế nào để có thể trở thành người giám hộ?

Bạn có thể trở thành người giám hộ hợp pháp thông qua việc đăng ký giám hộ tại UBND xã hoặc yêu cầu tòa án chỉ định người giám hộ.

Hiện nay thủ tục đăng ký giám hộ có thể thực hiện online tại dichvucong.gov.vn

Sau khi trở thành người giám hộ hợp pháp, bạn có thể đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng cho bạn rút tiền[6], hoặc đóng tài khoản để nhận lại số tiền ông bạn đã gửi tại ngân hàng.[7]

Bạn đọc tham khảo Đổi thẻ ATM sang thẻ ATM gắn chip

Bạn đọc tham khảo Quyền tài sản riêng của con

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Rút tiền ngân hàng của người không còn minh mẫn”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

 

 

[1] Điều 5.1(a) Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[2] Điều 5.1(c) Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[3] Điều 5.1(d) Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[4] Điều 5.1(đ) Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[5] Điều 1.6 Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[6] Điều 1.10 Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

[7] Điều 1.13 Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*