Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Ngành thủy sản biển là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta, không những góp phần vào sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân mà còn góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Để ngành nuôi trồng thủy sản trên biển được phát triển có quy mô, đồng bộ, an toàn và bảo vệ môi trường biển thì công tác quản lý, kiểm tra là rất quan trọng. Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức muốn nuôi trồng thủy hải sản trên biển phải thực hiện thủ tục đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép nuôi trồng. Thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về thể tục đăng ký nuôi trồng thủy sản trên biển nhé.

Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển[1]:

+ Đơn đăng ký; (Mẫu đơn đăng ký nuôi thủy sản lồng bè)

+ Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản; (Mẫu Đề cương thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản)

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

Với mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn, công nghiệp, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước thì việc xem xét, đánh giá các dự án nuôi trồng là rất cần thiết. Vì vậy, để được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cá nhân, tổ chức cần xây dựng kế hoạch rõ ràng, nghiên cứu để phát triển dự án nuôi trồng trước khi đăng ký xin giấy phép.

Các trường hợp được xem xét cấp lại:  giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin tổ chức, các nhân;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép[2]

+ Đơn đề nghị; (Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản)

+ Báo cáo kết quả sản xuất; (Mẫu báo cáo kết quả sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên biển)

+ Báo cáo kết quả bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi quản lý cơ sở nuôi thủy sản trên biển sẽ có thẩm quyền thẩm định báo cáo kết quả bảo vệ môi trường.[3]

+ Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện nội dung thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân.

Trình tự thực hiện

+ Gửi hồ sơ đến:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh (Chi cục thủy sản – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn): khu vực nuôi trồng nằm trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục thủy sản): khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý;[4]

+ Hồ sơ sẽ được giải quyết trong thời hạn:

– Hồ sơ xin cấp giấy phép lần đầu: 45 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ;

– Hồ sơ xin cấp lại giấy phép: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Kết quả: Được cấp giấy phép/cấp lại giấy phép. Trường hợp không được cấp giấy phép/cấp lại giấy phép thì sẽ được trả lời văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 37.2 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

[2] Điều 1.15 Nghị định 37/2024/NĐ-CP

[3] Điều 35.3 Luật Bảo vệ môi trường 2020

[4] Điều 37.1 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*