Quy định về thời giờ làm việc đối với Người lao động

Quy định về thời giờ làm việc đối với Người lao động

Quy định về thời giờ làm việc đối với Người lao động

Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Các nhà khoa học đã nhất trí rằng một người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ mỗi ngày để ngủ. Như vậy, mỗi ngày chúng ta sẽ chỉ còn lại khoảng 16 tiếng, trong đó có bao gồm thời gian dành cho công việc.

Khi chúng ta lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó như là một cơ chế tự bảo vệ, bắt cơ thể ngừng mọi hoạt động khác để nghỉ ngơi, tránh kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động (NLĐ) dành một khoảng thời gian nhất định để cơ thể được nghỉ ngơi. Đó cũng chính là giai đoạn tái sản xuất sức lao động.

Hiện nay số giờ làm việc trong một ngày, trong một tuần lễ; số ngày làm việc trong một tuần, một tháng, một năm đều được pháp luật lao động quy định một cách cụ thể. Việc quy định này thực chất là quy định về độ dài ngày hay tuần làm việc đối với NLĐ.

  • Thời giờ làm việc bình thường
Đối với các công việc bình thườngNSDLĐ lựa chọn thời giờ làm việc theo ngàyKhông được làm quá 8 giờ/ ngày và 48 giờ/tuần[1]
NSDLĐ lựa chọn thời giờ làm việc theo tuầnKhông được quá 10 giờ/ ngày và 48 giờ/tuần[2]
Đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmKhông quá 6 giờ/ ngày. Tham khảo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư 16/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội[3].

Lưu ý: Khi số giờ làm việc của NLĐ vượt quá số giờ làm việc quy định nêu trên thì số giờ vượt quá đó được tính vào thời giờ làm thêm hoặc thời gian làm việc vào ban đêm.

Các bạn có thể tham khảo bài viết Thời giờ làm việc bình thường của chúng tôi tại Website: tuvanluat.vn.

  • Thời gian làm việc ban đêm

Trường hợp làm việc vào ban đêm thường phổ biến ở các thành phố lớn. Một số công việc thường làm vào ban đêm như: Công việc tại các siêu thị tiện ích 24h, kinh doanh quán ăn,…

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau[4].

  • Thời giờ làm việc trong các trường hợp đặc biệt

Lao động nữ:

Lao động nữ là một trong những đối tượng đặc thù được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cho nên, thời giờ làm việc của họ cũng phải có những quy định riêng biệt nhằm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ thuộc trường hợp này:

NSDLĐ không được sử dụng NLĐ nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp: NLĐ nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,…)[5] và NLĐ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi[6].

Đối với những người phải làm các công việc nặng nhọc thì khi mang thai từ tháng thứ 7, người đó phải được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc nếu không chuyển thì phải được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương như bình thường[7].

Trong thời gian hành kinh thì lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu là 3 ngày/tháng; Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ lương như bình thường[8].

NLĐ chưa thành niên

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]
NLĐ dưới 15 tuổiThời giờ làm việc không được quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/tuần[9]. Không được làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm.
NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổiThời giờ làm việc không được quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần[10].

NLĐ cao tuổi

NLĐ cao tuổi có thể thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc sẽ được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian[11].

  • Làm thêm giờ[12]

Làm thêm giờ là việc NLĐ làm việc ngoài thời giờ làm việc đã được pháp luật quy định hoặc ngoài thời giờ làm việc đã thỏa thuận trong Thỏa ước lao động tập thể; Nội quy lao động.

NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau: Được NLĐ đồng ý và đảm bảo số giờ làm thêm không được vượt quá số giờ quy định dưới đây:

+ Số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày nếu lựa chọn chế độ làm việc theo ngày Còn đối với trường hợp áp dụng chế độ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không được quá 12 giờ trong 1 ngày và không được quá 40 giờ trong 1 tháng.[13]

+ Tổng số giờ làm thêm không được quá 200 giờ trong 1 năm[14].

+ Đối với các công việc như: Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Sản xuất, gia công hàng dệt may, giày da, điện tử,…thì được cho phép số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm[15].

Lưu ý: NLĐ sẽ không được từ chối việc NSDLĐ yêu cầu làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt dưới đây:

+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ví dụ như khi xảy ra bạo động thì lực lượng công an, cảnh sát phải tham gia chống bạo động mà không được từ chối vì bất cứ lý do nào[16];

+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản; Phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa. Ví dụ: Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hay lũ lụt, khi NSDLĐ yêu cầu tham gia giải quyết thì NLĐ không được từ chối vì bất cứ lý do nào[17].

Lưu ý: Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2021.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Quy định về thời giờ làm việc đối với Người lao động”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

 

[1] Điều 105.1 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 105.2 Bộ luật Lao động 2019

[3] Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH

[4] Điều 106 Bộ luật Lao động 2019

[5] Điều 137.1.(a) Bộ luật Lao động 2019

[6] Điều 137.1.(b) Bộ luật Lao động 2019

[7] Điều 137.2 Bộ luật Lao động 2019

[8] Điều 137.4 Bộ luật Lao động 2019

[9] Điều 146.1 Bộ luật Lao động 2019

[10] Điều 146.2 Bộ luật Lao động 2019

[11] Điều 166.2 Bộ luật Lao động 2019

[12] Điều 107 Bộ luật Lao động 2019

[13] Điều 107.2.(b) Bộ luật Lao động 2019

[14] Điều 107.2.(c) Bộ luật Lao động 2019

[15] Điều 107.3 Bộ luật Lao động 2019

[16] Điều 108.1 Bộ luật Lao động 2019

[17] Điều 108.2 Bộ luật Lao động 2019

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*