Phòng ngừa tẩu tán tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn

Phòng ngừa tẩu tán tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn

Phòng ngừa tẩu tán tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn

Hành vi tẩu tán tài sản chung của một bên vợ hoặc chồng trước khi thực hiện thủ tục ly hôn là không hiếm thấy. Một khi đã là tài sản chung của vợ chồng thì bất kỳ hành động chiếm hữu, sử dụng hay định đoạt tài sản chung này phải do cả vợ và chồng thỏa thuận. Hơn thế nữa, nếu là các trường hợp tài sản có giá trị lớn và quan trọng thì còn phải thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng.[1]

Nhưng có không ít trường hợp bên vợ hoặc chồng khi được quản lý khối tài sản chung này tự ý tẩu tán tài sản như mua nhà, đất đứng tên riêng, hoặc đứng tên người khác thay mình để giữ làm của riêng trước ly hôn. Hay có các giao dịch khác để thanh toán số tiền tạo sự hợp lý khi sử dụng số tiền là cho việc kinh doanh. Hay giữ tiền tiết kiệm ngân hàng từ tài sản chung của vợ chồng mà không cho bên còn lại biết. Các hành vi trên thực hiện trước khi ly hôn là để tránh né việc chia tài sản khi ly hôn cho bên còn lại, làm giảm giá trị tài sản chung hết mức có thể để tránh thiệt hại về phía mình. Nên được xem là tẩu tán tài sản, hơn nữa nếu có hợp đồng đã ký kết để trốn tránh chia tài sản thì là các hợp đồng này được xem là hợp đồng giả tạo.[2]

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Tẩu tán tài sản chung của vợ chồng khi đưa vào kinh doanh

Vậy đứng trước vấn đề trên, thì bên bị thiệt hại cần làm gì?

1.Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Bạn có thể yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc yêu cầu áp dụng biện pháp này là để bảo vệ tài sản chung tránh gây thiệt hại cho bên yêu cầu bên cạnh đó còn đảm bảo cho việc giải quyết vụ án ly hôn. [3]

Cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp như là: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài sản nơi gửi giữ.[4]

Document

Hoặc Kê biên tài sản đang tranh chấp, biện pháp khẩn cấp tạm thời này được áp dụng khi có căn cứ mà cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp cụ thể là tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà có hành vi tẩu tán tài sản.[5]

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng có đề cập rõ ràng thủ tục cần thực hiện như thế nào.

2.Yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Vì hợp đồng mà bên vợ hoặc chồng xác lập là giả tạo nên hợp đồng này đương nhiên vô hiệu. Đối với trường hợp hợp đồng giả tạo thì được xem là vô hiệu tuyệt đối.[6] Bởi vì thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối nên giao dịch đó vô hiệu mà không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Dễ hiểu là hợp đồng này vô hiệu mà không cần quyết định của Tòa án đưa ra.

Tuy nhiên, đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì việc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giả tạo đó vô hiệu cũng vẫn sẽ được thực hiện. Hơn nữa, vì thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối do hợp đồng giả tạo nên bạn không cần lo lắng về thời hiệu yêu cầu Tòa án.

Để dễ hiểu, như với các hợp đồng do không tuân thủ hình thức thì cần chú ý thời hiệu là 02 năm kể từ ngày xác lập. Nếu qua 02 năm thì sẽ không được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu nữa mà giao dịch đó được xem là có hiệu lực. Nghĩa là hợp đồng đó không còn vô hiệu do vi phạm hình thức nữa.

Nhưng với hợp đồng do giả tạo thì bạn không cần phải lo lắng về thời hiệu vì quy định của pháp luật không yêu cầu về thời hiệu.

Nên khi xảy ra tranh chấp về vấn đề tài sản chung, và có đầy đủ các căn cứ, chứng cứ chứng minh về việc bên kia ký kết hợp đồng giả tạo nhằm tránh việc thanh toán tài sản riêng cho bạn khi chia tài sản chung. Thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đã ký kết là giả tạo nên được xem là vô hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn về Phòng ngừa tẩu tán tài sản chung của vợ chồng trước khi ly hôn”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

 

 

[1] Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 124.2 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 111, 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[4] Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[5] Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

[6] Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Gia Đình

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*