Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Cấp dưỡng nuôi con có thể hiểu là việc một người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ đóng góp kinh tế (có thể là tiền hoặc tài sản khác) cho bên trực tiếp nuôi con không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân (một nam và một nữ) nhằm nuôi dưỡng cũng như đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con của họ.

1.Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Sau khi đã ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con[1]. Cấp dưỡng nuôi con được xem là nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ chính vì lý do đó mà không vì người trực tiếp nuôi đã chăm sóc đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho con mà người còn lại không thực hiện việc cấp dưỡng.

2.Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Mức cấp dưỡng này có thể tự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng cùng với người giám hộ của họ (thông thường sẽ do ba và mẹ của con thỏa thuận với nhau) . Tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng, học hành,… của con và đồng thời mức cấp dưỡng phải hợp lý dựa trên một số tiêu chí sau: thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, như cầu tối thiểu của người được cấp dưỡng,…[2]

VD: 2 vợ chồng A, B ly hôn và thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con

Document

– Anh A lương tháng 5 triệu thì anh tiết kiệm và đáp ứng sẽ cung cấp 2 triệu mỗi tháng để nuôi dưỡng con.

– Cũng là anh A lúc này anh lương đã 15 triệu và anh muốn cung cấp thêm tiền để cấp dưỡng cho con mình là mỗi tháng 5 triệu.

Ở tình huống trên tất cả mức cấp dưỡng đều được. Ta thấy được pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu mà tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu cả hai bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định một mức cấp dưỡng hợp lý căn cứ vào điều kiện thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu tối thiểu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng có thể thay đổi nếu như có lý do hợp lý, chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận còn nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

3.Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện tùy vào các bên thỏa thuận hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần. Nhưng thông thường sẽ thực hiện cấp dưỡng theo tháng vì khi đó là lúc nhận lương. Hai bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng khi mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không thể nào thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được nữa, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.[3]

Từ những cơ sở trên vợ hoặc chồng có thể hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn để tự thỏa thuận với nhau về một mức cấp dưỡng mà cả hai thấy hợp lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích chính đáng của con.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành  các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sự Thuận

 

 

[1] Điều 81.2 Luật hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*