Cầm cố xe không chính chủ

Cầm cố xe không chính chủ

 Cầm cố xe không chính chủ

Những ngày gần đây chúng ta nghe được vụ việc một Idol của giới trẻ, chuyên mua bán siêu xe bị công an bắt tạm giam vì tội danh lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vụ việc chi tiết bạn có thể tìm đọc trên các trạng báo mạng hiện nay[1]. Vấn đề mà Luật Nghiệp Thành muốn nói đến hôm nay đó là việc anh chàng này dùng xe của người khác đi cầm cố để lấy tiền trả nợ. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao anh ta có thể làm được trong khi xe vẫn do người khác đứng tên sở hữu và chỉ nhờ anh ta bán dùm.

Giải thích một chút về cầm cố, có thể hiểu cầm cố là việc bên chủ sở hữu của tài sản (ở đây là chiếc ô tô) giao tài sản của mình cho bên cầm cố (có thể giả định là một tiệm cầm đồ) để làm tài sản đảm bảo cho việc trả nợ khoản vay của chủ sở hữu tài sản với tiệm cầm đồ[2]. Có thể thấy Luật đã quy định rõ việc chủ sở hữu của tài sản mới có quyền mang tài sản đi cầm cố[3].

Tiếp đến nếu người không phải là chủ sở hữu của tài sản đi cầm cố thì có được hay không? Câu trả lời là được nếu người đó có Giấy ủy quyền của chủ sở hữu tài sản, trong đó ghi rõ phạm vi ủy quyền cho phép đại diện chủ sở hữu thực hiện việc cầm cố tài sản. Trường hợp cầm xe ô tô thì phải có giấy ủy quyền của chủ xe đồng ý cho người khác đại diện mình mang xe ô tô đi cầm[4].

Nhưng thực tế hiện nay vẫn có một số trường hợp không phải chủ xe và cũng không có giấy ủy quyền từ chủ xe nhưng vẫn có thể mang ô tô đi cầm cố. Có thể kể đến như các chủ xe cho thuê ô tô tự lái. Mặc dù đã trang bị thiết bị định vị, yêu cầu tài sản thế chấp khi thuê xe ô tô nhưng vẫn bị người thuê xe ô tô gỡ thiết bị định vị và mang xe đi cầm cố. Hay trường hợp như anh chàng vừa vị công an tạm giam để điều tra cũng như vậy. Nhận bán xe ô tô cho khách nhưng thật ra mang xe đi cầm để lấy tiền trả nợ. Các giao dịch cầm cố này về mặt pháp luật dân sự là trái quy định và không có giá trị pháp lý. Nên khi khởi kiện ra Tòa án chắc chắn sẽ bị tuyên giao dịch vô hiệu. Người nhận cầm cố phải trả lại xe cho chủ xe, phần tiền cầm cố sẽ phải đòi người mang xe đi cầm.

Ngoài ra chủ tiệm cầm đồ còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực an ninh, trật tự với số tiền phạt từ 2-5 triệu đồng khi nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ[5]. Từ đó có thể thấy rủi ro của người nhận cầm xe không chính chủ cũng rất cao vừa mất tiền cầm xe vừa có thể bị xử phạt khi bị phát hiện.

Đối với người đi cầm cố tài sản của người khác nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản mức phạt tù từ 6 tháng đến tối đa 20 năm tùy vào mức độ vi phạm.[6]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Như vậy có thể khẳng định việc cầm cố xe là tài sản của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ là hành vi trái quy định của pháp luật. Cả người đi cầm và người nhận cầm cố đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự.

 

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về việc “Cầm cố xe không chính chủ”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] https://tuoitre.vn/vi-sao-phan-cong-khanh-bi-bat-khan-cap-20230710201400958.htm

[2] Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015

[3] Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015

[4] Điều 195 Bộ luật dân sự 2015

[5] Điều 11.2.e Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

[6] Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*