Từ chối yêu cầu đối thoại, thương lượng tập thể của công đoàn

Từ chối yêu cầu đối thoại, thương lượng tập thể của công đoàn

Untitled

Từ chối yêu cầu đối thoại, thương lượng tập thể của công đoàn

Hỏi:

Tháng vừa rồi công đoàn công ty tôi có gửi văn bản đề nghị thương lượng tập thể để xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Cho tôi hỏi lãnh đạo công ty có thể từ chối đề nghị này hay không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, khi có yêu cầu thương lượng tập thể đại diện NLĐ có quyền yêu cầu thương lượng tập thể hoặc yêu cầu của NSDLĐ thì bên nào nhận được yêu cầu thì không được từ chối việc thương lượng.[1]

Do đó, công ty không được từ chối và phải tiến hành thương lượng tập thể để xây dựng TƯLĐTT.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, nội dung thương lượng, các bên sẽ thỏa thuận các vấn đề như địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng. Và công ty bạn sẽ có trách nhiệm phải bố trí nội dung trên cũng như các điều kiện cần thiết khác để tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.

Về thời gian bắt đầu thương lượng thì không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể của bên tổ chức đại diện người lao động.

Pháp luật quy định NSDLĐ không được từ chối đối thoại, thương lượng tập thể khi có yêu cầu từ phía công đoàn bởi vì thương lượng tập thể là phương tiện quan trọng bảo vệ NLĐ và đảm bảo công bằng xã hội. Đây là phương thức giúp NLĐ khắc phục thế yếu của mình, đạt được những thỏa thuận có lợi hơn với NSDLĐ, góp phần tạo ra sự chia sẻ lợi ích, công bằng hơn giữa hai bên. Từ đó, NLĐ sẽ an tâm làm việc cho NSDLĐ, đạt được năng suất, chất lượng công việc cao nhất.

Nếu người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu thì có thể bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.[2] Ngoài ra, trong quá trình thương lượng tập thể nếu có yêu cầu của đại diện người lao động cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tiến hành việc thương lượng thì NSDLĐ cũng không có quyền từ chối mà phải cung cấp thông tin (chỉ trừ các trường hợp là thông tin bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ). [3]Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân [4].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp[5].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Từ chối yêu cầu đối thoại, thương lượng tập thể của công đoàn”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 03/02/2021

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 70.1 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 15.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 16.2.a Nghị định 12/2022/NĐ-CP và Điều 70.3 Bộ luật Lao động 2019

[4] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 47, 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*