Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Khi làm việc tại cơ quan, tổ chức, người lao động cần chú ý đến ba loại bảo hiểm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, BHTN sẽ được người lao động và người sử dụng lao động chi trả cho Qũy bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập bị mất sau khi người lao động nghỉ việc; giúp người lao động trang trải cuộc sống trong quá trình tìm kiếm công việc mới. Vậy trong trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ chia làm 5 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp[1].

Người lao động khi đóng đủ từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Mỗi 12 tháng tiếp theo sẽ tính thêm 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng để được bảo lưu thời gian đóng thì người lao động phải đóng BHTN từ 36 tháng đến đủ 144 tháng. Thời gian chưa được giải quyết hưởng sẽ để vào thời gian bảo lưu.

Ví dụ: bà K và bà H đều là người lao động tại công xưởng giày BT. Khi nghỉ việc, thời gian đóng BHTN của bà K là 58 tháng; bà H là 150 tháng. Trong trường hợp này xác định như sau:

– Bà K được hưởng trợ cấp 4 tháng (tương ứng 48 tháng đóng BHTN); và thời gian chưa được hưởng = thời gian được bảo lưu = 10 tháng;

– Bà H được hưởng trợ cấp 12 tháng; do số tháng bà H đóng vượt qua điều kiện cho phép của trường hợp này nên nếu có số thời gian chưa được hưởng thì cũng không được bảo lưu, vì thế thời gian bảo lưu của bà H = 0 tháng;

Trường hợp 2: Khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp[2]

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là văn bản để quyết định thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi nhận được phiếu hẹn để lấy Quyết định thì phải dựa vào ngày hẹn mà đến lấy hoặc ủy quyền cho người khác đến lấy. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu mà không có ai đến nhận Quyết định thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ban hành văn bản hủy Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Khi đó thời gian đóng bảo hiểm được quy đổi thành thời gian để bảo lưu.[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ví dụ: ông A có thời gian đóng bảo hiểm là 68 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 5 tháng, bảo lưu 8 tháng đóng BHTN. Ông A không đến nhận Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả mà không thông báo đến Trung tâm dịch vụ việc làm. Vì thế, Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A sẽ bị hủy, và thời gian bảo lưu sẽ tương ứng với thời gian đóng BHTN của ông A là 68 tháng. (5 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp + 8 tháng bảo lưu)

Trường hợp 3: Khi đang được hưởng trợ cấp thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp[4]

Khi người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp sau:[5]

Thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ: ông LK có thời gian đóng BHTN là 30 tháng. Ông được hưởng trợ cấp với thời gian là 03 tháng, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12. Ông LK đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng 10, thì trong tháng đó ông ký hợp đồng lao động mới. Như vậy, thời gian đóng BHTN còn lại là 18 tháng (trừ đi 12 tháng đóng BHTN do ông LK đã hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp). Thời gian đóng BHTN còn lại = thời gian bảo lưu đóng BHTN của ông LK = 18 tháng.

Trường hợp 4: Khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp[6]

Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp theo Quyết định hưởng trợ cấp mà người lao động không đến nhận tiền trợ cấp hoặc thông báo bằng văn bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội, thì thời gian bảo lưu tương ứng với thời gian chưa nhận hưởng trợ cấp.

Ví dụ: ông KO có thời gian đóng là 20 tháng, hưởng trợ cấp 03 tháng, từ tháng 12/2023 đến tháng 02/2024. Ông KO chưa nhận tiền trợ cấp tháng đầu thì đã ký hợp đồng lao động mới. Vì thế, thời gian chưa nhận trợ cấp chỉ là 01 tháng đầu ông KO chưa nhận, còn 02 tháng sau ông KO đã có việc làm mới nên không tính vào thời gian hưởng trợ cấp. Thời gian bảo lưu = 12 tháng = 01 tháng chưa được hưởng trợ cấp.

Trường hợp 5: Được bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp[7]

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thêm thời gian đóng BHTN thì thời gian bảo lưu sẽ căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó:

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng Chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được sụ phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt bài viết: Luật sư Thuận

[1] Điều 1.4 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung “Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH”

[2] Điều 1.4 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung “Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH”

[3] Điều 18.3 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Điều 1.8 Nghị định 61/2020/NĐ-CP

[4] Điều 1.4 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung “Điều 9.2.(d) Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH”

[5] Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Điều 1.9 Nghị định 61/2020/NĐ-CP

[6] Điều 1.4 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung “Điều 9.2.(b) Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH”

[7] Điều 1.4 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung “Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH”

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*