Doanh nghiệp chậm báo tăng/giảm lao động có bị xử phạt?

Doanh nghiệp chậm báo tăng/giảm lao động có bị xử phạt?

Doanh nghiệp chậm báo tăng/giảm lao động có bị xử phạt?

Khi có sự thay đổi về nhân sự dẫn đến thay đổi thông tin đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp chậm trễ trong việc thực hiện báo tăng/giảm lao động đóng BHXH đến cơ quan nhà nước. Vậy, việc chậm trễ này doanh nghiệp có bị xử phạt không? Mời bạn cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những trường hợp cần phải báo tăng/giảm lao động

Báo tăng lao động đóng BHXH được hiểu là báo tăng số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, ví dụ:

– Ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.

– Người lao động đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày làm việc trở lên/tháng.

– Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trong tháng.

– Người lao động quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động….

Báo giảm lao động đóng BHXH được hiểu là báo giảm số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, ví dụ:

– Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

– Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.

Document

– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng;

– Tạm hoãn hợp đồng lao động…

2. Thời hạn doanh nghiệp báo tăng/giảm lao động

Thời hạn báo tăng lao động[1]:

Trong trường hợp tăng lao động đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh.

Thời hạn báo giảm lao động:

Khi có phát sinh báo giảm lao động, doanh nghiệp phải kịp thời làm thủ tục báo giảm từ ngày 28 đến ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu báo giảm từ ngày 01 tháng sau, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHYT của cả tháng sau[2].

Như vậy, nếu như doanh nghiệp lập danh sách báo giảm chậm thì sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó[3].

3. Xử phạt khi báo tăng/giảm lao động muộn

Trường hợp báo tăng lao động muộn:

Nếu đã ký hợp đồng lao động mà không thực hiện báo tăng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt các mức sau:

– Với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng[4].

– Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng[5].

Trường hợp báo giảm lao động muộn:

Hiện nay, chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm.

Tuy nhiên, nếu báo giảm lao động muộn thì doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.

 

Bạn đọc tham khảo: Thủ tục báo tăng lao động trên phần mềm kê khai BHXH

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp chậm báo tăng/giảm lao động có bị xử phạt?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 99.1.(a) Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

[2] Điều 10.(10.3) Công văn số 1734/BHXH-QLT

[3] Điều 50.2.(2.1) Quyết định 595/QĐ-BHXH

[4] Điều 41.4.(a) Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*