Thủ tục khôi phục MST do không hoạt động tại địa chỉ

Thủ tục khôi phục MST do không hoạt động tại địa chỉ

Thủ tục khôi phục MST do không hoạt động tại địa chỉ

Mã số thuế (gọi tắt là MST) là dãy ký tự được cấp cho người nộp thuế như cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh; nhằm hướng tới mục đích quản lý thuế trong quá trình hoạt động, kinh doanh của người nộp thuế (gọi tắt là NNT). Tuy nhiên, doanh nghiệp thường gặp phải một số trường hợp như không hoạt động tại trụ sở nhưng không đăng ký thay đổi; không treo biển hiệu của doanh nghiệp; biển hiệu bị rơi mất; hoặc trụ sở đặt tại chung cư không có chức năng văn phòng;…. Điều này khiến doanh nghiệp bị xếp vào trường hợp NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, khiến mã số thuế của doanh nghiệp bị khóa.

Ngoài việc bị cơ quan thuế khóa MST, doanh nghiệp sẽ gặp các vấn đề khác về tiền phạt; thuế, phí; và các vấn đề liên quan đến hóa đơn. Để hiểu chi tiết hơn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có sao không?

Khi doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động hoặc tiến hành thủ tục giải thể với Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan quản lý thuế thì doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ khôi phục MST như sau:[1]

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:Văn bản đề nghị khôi phục MST (Mẫu số 25.ĐK.TCT)
Bước 2: Nộp hồ sơ đếnCơ quan quản lý thuế của NNT
Bước 3: NNT thực hiện nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của Cơ quan thuếTrong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ nhận hồ sơ đề nghị khôi phục MST, cơ quan thuế sẽ:

– Lập danh sách các hồ sơ kê khai còn thiếu; xác định tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền chậm nộp (nếu có);

– Thực hiện xử phạt vi phạm về thuế, hóa đơn;

– BQT và chính quyền địa phương sẽ đến trụ sở để xác minh và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động tại trụ sở của NNT;

=> NNT sẽ ký vào biên bản xác minh và có nghĩa vụ hoàn thành các nghĩa vụ còn thiếu; nộp phạt vi phạm, số thuế còn nợ, số tiền chậm nộp (nếu có phát sinh)

 

Document
Bước 4: Xử lý và khôi phục lại MSTTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, cơ quan quản lý thuế tiến hành:

– Lập và gửi thông báo khôi phục MST cho NNT chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo; (Mẫu số 19.TB.ĐKT)

– Cập nhật trạng thái MST của NNT trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/ Thông báo MST cho NNT trong trường hợp NNT đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST

Lưu ý:  

1. Trường hợp này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đã nhận Thông báo về việc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp[2]

2. Nếu đã bị thu hồi Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chỉ có thể khôi phục MST khi cơ quan ban hành Quyết định thu hồi ra văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi[3]

Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề khi doanh nghiệp bị khóa MST, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau trên trang web của Luật Nghiệp Thành:

Thủ tục khôi phục MST do nợ thuế dẫn đến thu hồi GCNĐKKD

Quy trình mở mã số thuê bị khóa và hiệu đính thông tin trên GCNĐKDN

 

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Thủ tục khôi phục MST do không hoạt động tại địa chỉ

Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhân “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 19.1.(b) Thông tư 105/2020/TT-BTC

[2] Điều 18.1.(b) Thông tư 105/2020/TT-BTC

[3] Điều 18.1 (a) Thông tư 105/2020/TT-BTC

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*