Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có sao không?

Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có sao không?

Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có sao không?

Tình huống: “ Cho tôi hỏi, khi đăng ký kinh doanh tôi đã đăng ký tại địa chỉ XXX nhưng sau đó thì tôi lại kinh doanh ở một địa chỉ khác có vi phạm gì không?” Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp cho bạn đọc:

Khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký trụ sở kinh doanh cho hoạt động kinh doanh của mình để thực hiện các trách nhiệm của công ty và thuận tiện cho việc quản lý của cơ quan nhà nước. Sau thời gian kinh doanh sẽ có cơ quan quản lý đi kiểm tra xác minh.

Sau khi cơ quan quản lý thuế và các cơ quan có liên quan tiến hành công tác kiểm tra, xác minh cho kết quả không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan quản lý thuế ra quyết định về việc xác định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”[1].

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký, điều này gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ bị những hình phạt với hành vi này.

1. Phạt tiền khi doanh nghiệp hoạt động ở địa điểm không đăng ký[2]

Mức phạtHành viBiện pháp khắc phục
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngKinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanhBuộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với hành vi vi phạm[3]

 

2. Không được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ những chi phí liên quan tới địa điểm kinh doanh không đăng ký kinh doanh

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có hành vi không ghi hoặc ghi không đúng địa chỉ công ty đã đăng ký với cơ quan nhà nước vào hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp thì sẽ không khớp với địa chỉ trên đăng ký kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp sẽ không được sử dụng hóa đơn đó cho việc khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ chi phí xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.[4]

Document

Những chi phí liên quan tới văn phòng, nơi làm việc không đăng ký trong giấy phép kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT , không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN vì doanh nghiệp không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật[5]. Những chi phí đó bao gồm:

+ Chi phí thuê nhà, văn phòng

+ Chi phí sửa chữa nhà, văn phòng

+ Chi phí tiền điện nước,

+ Chi phí khác liên quan tới văn phòng

3. Bị đóng mã số thuế khi cơ quan thuế kiểm tra không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh

Khi bị thông báo tình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” thì sẽ bị đóng mã số thuế doanh nghiệp.[6]

4. Không được đặt in hoá đơn, nếu không hoạt động tại địa điểm đăng ký

Theo quy trình đặt in hóa đơn[7], doanh nghiệp phải nộp mẫu số 3.14 về việc đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong 5 ngày[8], cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị đầy đủ biển công ty, hồ sơ pháp lý của công ty, văn bản xác nhận quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở cũng như bàn ghế, sổ sách và các vật dụng khác liên quan chứng minh công ty có hoạt động.

Nếu doanh nghiệp không có hoạt động thực tế tại địa điểm đăng ký thì không được chấp thuận được in hoá đơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn nằm trong nhóm có rủi ro về thuế cao[9], thì tuỳ theo tính chất, mức độ cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và quy trình kiểm tra, thanh tra về thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có sao không?”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, thì Bạn cùng chúng tôi hãy lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn vào nút “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Hoàng Thị Loan

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 41.2 nghị Định 01/2021

[2] Điều 37.1 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

[3] Điều 37.2 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

[4] Điều 14.15 Thông tư 219/2013/TT-BTC

[5] Điều 6.2 Thông tư 119/2014/TT-BTC

[6] Điều 39.2 Luật quản lý thuế 2019

[7] Mục 4 Công văn 1839/TCT-CS năm 2014

[8] Điều 3.4 Thông tư 26/2015/TT-BTC

[9] Phụ lục I, Thông tư 31/2021/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*