Thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

Thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

Thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các loại tài liệu sau [1]

– Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận (Mẫu số 05.KT)/Giấy đăng ký cấp phép (Mẫu số 06.KT)

– Bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt của hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và lãnh thổ khác phê duyệt; (Đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận);

– Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

– Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

– Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá;

– Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;

– Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

*Nộp tại Cục Thủy sản

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Bước 2[2]: Cục Thủy sản trả kết quả giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

*Nếu từ chối, Cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Nếu đồng ý, Cục Thủy sản sẽ cấp:

– Văn bản chấp thuận theo (Mẫu số 07.KT)/Giấy phép theo (Mẫu số 08.KT);

– Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo (Mẫu số 09.NT).

Bước 3: Nếu có nhu cầu nhận lại Giấy phép thì tổ chức, cá nhân gửi đề nghị đến Cục Thủy sản. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Giấy phép sẽ được trả lại.

Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm[3]

Hành vi vi phạm

Đối tượng

Mức phạt

Không có giấy phép;

Giấy phép hết hạn

Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m

*Tái phạm hoặc đã vi phạm nhiều lần

300 triệu đến 500 triệu

 

500 triệu đến 700 triệu

Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên800 triệu đến 1 tỷ

Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung như: bị tịch thu thủy sản khai thác; tịch thu tàu cá; tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam, Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng[4].

Bên cạnh đó nếu thẩm quyền xử lý các tàu cá vi phạm khi khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia khác thì chế tài sẽ phụ thuộc vào quy định của quốc gia đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Thủ tục cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

Nếu bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 47.1 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

[2] Điều 47.2 Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Điều 2.10 Nghị định 37/2024/NĐ-CP

[3] Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

[4] Điều 20.4 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*