Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu

Cũng như những mặt hàng khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng như thuốc lá, các đồ uống có chất kích thích khác,… thì rượu cũng là một trong những loại hàng hóa đặc biệt đó. Bạn đọc hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu kĩ hơn về cách phân biệt, thủ tục kinh doanh bán lẻ rượu qua bài viết dưới đây.

1. Phân biệt bán lẻ rượu và các loại hình kinh doanh rượu khác

*Cách thức phân biệt

Để không bị nhầm lẫn khi thực hiện đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải phân biệt chính xác các hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu với các loại hình kinh doanh rượu khác. Cụ thể kinh doanh rượu gồm nhiều loại hình như: Sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ[1]. Trong đó, bán lẻ rượu chỉ là một trong số nhiều loại hình kinh doanh rượu mà pháp luật Việt Nam cho phép. Mặc dù không có quy định khái niệm cụ thể nhưng ta có thể hiểu hoạt động bán lẻ được hiểu là hoạt động bán rượu cho người tiêu dùng để sử dụng mà không nhằm mục đích để bán lại… Ngoài ra ta có thể căn cứ vào số lượng hàng quá bán ra cho mỗi khách hàng và cách thức mà khách hàng sử dụng rượu để phân biệt hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu với các loại hình kinh doanh rượu khác.

*Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ rượu[2]

+ Mua bán những loại rượu có nguồn gốc, xuất xử rõ ràng, hợp pháp

+ Ở các địa điểm bán rượu phải niệm yết bản sao hợp lệ giấy phép được bán lẻ rượu và chỉ được bán rượu theo nội dung mà giấy phép được cấp ghi

+ Thực hiện đúng các chế độ báo cáo[3]

+ Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép.

+ Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

2. Điều kiện để được kinh doanh bán lẻ rượu

Như đã đề cập, kinh doanh bán lẻ rượu là một hoạt động kinh doanh có điều kiện vậy nên những điều kiện đó là[4]:

+ Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

Document

+ Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

  1. Thủ tục kinh doanh bán lẻ rượu

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh rượu (nếu không phải các loại hình nêu trên)

Đầu tiên ta phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh mã ngành ở đây là 4723 – 47230[5].

Bước 2: Khâu hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm[6]:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01[7]

+ Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh

+ Bản sao y hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ

+ Bản sao y văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

+ Bản sao y Giấy phép buôn bán/phân phối của thương nhân mà buôn bán/phân phối rượu cho doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh yêu cầu cấp giấy phép.

Bước 3: Nộp và sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu được yêu cầu)[8]

Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới phòng Kinh tế thuộc UBND cấp quận, huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 3 ngày.

Bước 4: Nộp phí và lệ phí

Quy định về mức phí thẩm định khi đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu như sau[9]:

Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:

+ Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.

+ Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân là 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.

Ngoài ra, lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh rượu là 200.000 đồng/giấy/lấn cấp.

Bước 5: Nhận kết quả

Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép cho cơ sở kinh doanh.[10]

Thời hạn của giấy phéo bán lẻ rượu là 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Cập nhật, bổ sung: Ngày 16/02/2022

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 1.1 Nghị định 105/2017/NĐ-CP

[2] Điều 18.4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Điều 16.10.b Nghị định 17/2020/NĐ-CP

[3] Điều 32 Nghị định 105/2017/NĐ-CP

[4] Điều 13.1,2,3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP

[5] Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

[6] Điều 23.1,2,3,4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Điều 17.9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP

[7] Ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP

[8] Điều 25.2.a Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Điều 16.19 Nghị định 17/2020/NĐ-CP

[9] Điều 4.1 Thông tư 168/2016/TT-BTC

[10] Điều 16.19.c Nghị định 17/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*