Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Hỏi:

Công ty tại Singapore hiện tại đã thành lập và hoạt động trên ba năm và có dự định thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại. Luật sư cho tôi hỏi điều kiện và hồ sơ thủ tục để công ty tôi có thể thành lập một VPĐD tại Việt Nam.

Trả lời:

Giấy phép VPĐD

Giấy phép VPĐD

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

  1. Điều kiện để công ty có thể thành lập VPĐD thương nhân nước ngoài tại Việt Nam [1]

Để công ty có thể thành lập một VPĐD tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công ty được thành lập hợp pháp tại Việt Nam;
  • Hoạt động ít nhất một năm kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
  • Giấy phép kinh doanh vẫn còn giá trị ít nhất một năm tính đến ngày nộp hồ sơ;
  1. Hồ sơ thủ tục

Hồ sơ thành lập VPĐD nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  • Đơn đề nghị cấp phép thành lập VPĐD; [2]
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của công ty (Phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD do người đại diện có thẩm quyền của công ty ký;
  • Bản sao báo cáo tài chính đã qua kiểm toán hoặc xác nhận tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế (Phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Bản sao hộ chiếu/CMND/CCCD đối với người Việt Nam hoặc bản sao hộ chiếu đối với người nước ngoài làm người đứng đầu VPĐD ;
  • Bản sao biên bản thuê địa điểm làm trụ sở VPĐD ;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất nơi đặt VPĐD.

Nơi nộp hồ sơ tại Sở công thương tỉnh/thành phố.

Lệ phí: 3.000.000 đồng/hồ sơ. [3]

Thời gian cấp giấy phép VPĐD: thời hạn hiệu lực của giấy phép VPĐD là 5 năm.

  1. Các nghĩ vụ khác sau khi thành lập:

VPĐD sau khi được cấp phép thành lập thì tiến hành làm hồ sơ xin cấp mã số thuế, kê khai thuế TNCN; đăng ký lao động, BHXH. Mục đích là để VPĐD tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân của nhân viên và đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra trước ngày 30 tháng 1 hằng năm, VPĐD phải nộp báo cáo về tình hình hoạt động đến Sở công thương. Mục đích là để Sở công thương nắm bắt tình hình hoạt động của VPĐD xem thực tế VPĐD có thực hiện đúng công việc theo mục tiêu khi thành lập hay không. Và báo cáo này cũng là một phần của hồ sơ xin gia hạn giấy phép VPĐD sau mỗi 5 năm hoạt động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về điều kiện cũng như hồ sơ thủ tục để thành lập VPĐD.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

[2] Mẫu MĐ-1 Thông tư 11/2016 TT-BTC.

[3] Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

  1. duyen
    duyen 29 Tháng sáu, 2018, 18:01

    bai viet rat hay

    Reply this comment

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*