Quy định về lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Quy định về lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Quy định về lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài khi đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động tại Việt Nam cần lưu ý việc lưu trữ những dữ liệu trên không gian mạng. Thông qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài làm rõ 3 vướng mắc. Thứ nhất, hiện nay theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp nào cần tuân thủ việc lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng? Thứ hai, nếu thuộc chủ thể phải tiến hành lưu trữ thì doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ những loại dữ liệu như thế nào? Thứ ba, khi thuộc chủ thể phải lưu trữ thì doanh nghiệp nước ngoài cần có những lưu ý những khoản thời gian nào?

Thứ nhất, doanh nghiệp phải tiến hành lưu trữ dữ liệu khi hoạt động trong lĩnh vực[1]:

Dịch vụ viễn thông;

– Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng;

– Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;

– Thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán;

– Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội;

– Trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến.

Ngoài việc tiến hành lưu trữ dữ liệu thì doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện khi thỏa điều kiện phát sinh:

– Dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng và Cục An ninh mạng đã có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý nhưng không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ;

Document

– Có hành vi ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện.

Suy ra, không phải doanh nghiệp nước ngoài nào khi tiến hành đăng ký kinh doanh và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cũng phải tiến hành quy định về lưu trữ dữ liệu. Chỉ những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam và thực hiện hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu. Vâỵ, dữ liệu nào cần phải tiến hành lưu trữ[2]?

– Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;

– Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra;

– Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

Ví dụ: chị A mang quốc tịch Việt Nam, đang sử dụng dịch vụ vận chuyển của một công ty GD của Thái Lan. Dữ liệu thông tin của chị A phải được lưu trữ tại Việt Nam bao gồm:

– Dữ liệu về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, quê quán của chị A;

– Dữ liệu về tên tài khoản, thời gian sử dụng, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại mà chị A đã tạo ra khi đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ;

– Dữ liệu về lần đăng xuất gần nhất; địa chỉ mạng mà chị A sử dụng đăng nhập tài khoản;

– Dữ liệu về bạn bè, đồng nghiệp mà chị A đã kết nối và tương tác trong quá trình sử dụng dịch vụ tại công ty B.

Khi doanh nghiệp nước ngoài thuộc chủ thể phải tiến hành lưu trữ dữ liệu thì cần lưu ý các khoảng thời gian sau:

Thời gian mà doanh nghiệp nước ngoài phải hoàn thành việc lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Quyết định yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công an là 12 tháng;[3]

Thời gian lưu trữ[4] sẽ tiến hành theo Quyết định yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng tối thiểu là 24 tháng; Tuy nhiên, hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định.

Thời gian đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ bắt đầu khi có Quyết định yêu cầu đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Luật An ninh mạng 2018 và Nghị định 53/2022/NĐ-CP là căn cứ dùng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài phải tiến hành lưu trữ những dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam trong trường hợp doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam và thực hiện hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu đó. Như vậy, quy định này chỉ hướng tới một bộ phận doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trên không gian mạng và giới hạn dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam – thuộc dữ liệu người dùng tại Việt Nam, và không có sự ảnh hưởng và cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; không tạo rào cản đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh tế ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với những doanh nghiệp nước ngoài thuộc chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ lưu trữ là điều cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thời đại công nghệ số hiện nay. Bởi lẽ việc đặt văn phòng đại diện, chi nhánh sẽ hỗ trợ Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam một cách nhanh chóng; dễ dàng tiến hành việc giám sát; hướng dẫn, theo dõi và thông báo khi xảy ra sai sót; và đôn đốc doanh nghiệp nước ngoài sửa chữa lỗi sai vi phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 26.3.(b) Nghị định 53/2022/NĐ-CP

[2] Điều 26.1 Nghị định 53/2022/NĐ-CP

[3] Điều 26.6 Nghị định 53/2022/NĐ-CP

[4] Điều 27 Nghị định 53/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*