Quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Vừa qua ngày 30/12/2020 Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 152/2020 Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.

Trong nội dung Nghị định sắp có hiệu lực thi hành có nhiều điểm mới nổi bật, sau đây sẽ được Luật Nghiệp Thành cung cấp cho bạn đọc như sau:

1.Bổ sung thêm một số khái niệm mới:

Trong Nghị định 152/2020/NĐ-CP bổ sung thêm các khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ mà theo quy định hiện hành không đề cập đến như sau:

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia theo quy định trên[1].

– Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ[2].

2.Điều chỉnh nội dung về người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:

Theo quy định mới những đối tượng được xem người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Một, điều kiện về chủ thể: là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.

Hai, điều kiện về thời gian được tuyển dụng: đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.[3] .

Ta thấy từ 15/02/2021 thì các đối tượng để được xem là người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp ngoài phải đáp ứng điều kiện về chủ thể (giống như quy định cũ) ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện về tính liên tục trong thời gian được tuyển dụng khác với trước đây pháp luật chỉ quy định về mặc thời gian (cụ thể ít nhất 12 tháng[4]).

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

3.Bổ sung thêm trường hợp được xem là chuyên gia người lao động nước ngoài:

Từ ngày 15/02/2021, quy định chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam (Quy định mới dược thêm vào).

– Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.Mở rộng trường hợp lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài:

Theo quy định, lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo (1).

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam (2).

Quy định hiện hành chỉ quy định 1 trường hợp tại (1).

5.Bổ sung các quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự gia hạn giấy phép lao động:

Tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP hiện hành pháp luật chưa đề cấp đến vấn đề gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam mà chỉ đưa ra thủ tục cấp lại giấy phép lao động. Theo đó, các trường hợp cấp lại theo quy định là[5]:

– Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động.

– Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Tuy nhiên, trong Nghị định mới ban hành và sắp có hiệu lực thì pháp luật đã bổ sung thêm những quy định về gia hạn giấy phép. Đối với trường hợp giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày theo nội dung quy định mới được xem là một trong những điều kiện để gia hạn giấy phép lao động, thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép.

Bên cạnh điều kiện trên, Nghị định 152/2020 cũng đưa ra một số điều kiện khác như[6]:

– Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định.

– Có giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

Ngoài ra, trong Nghị định mới cũng bổ sung thêm các điều khoản về hồ sơ trình tự gia hạn giấy phép lao động[7].

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 3.8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

[2] Điều 3.9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

[3] Điều 3.1 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

[4] Điều 3.1 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

[5] Điều 13 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

[6] Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

[7] Điều 17, 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*