Nội quy lao động

Nội quy lao động

Nội quy lao động

ky_luat_nygj

Hỏi:

Cho tôi hỏi công ty tôi muốn lập nội quy lao động (NQLĐ) thì cần phải lưu ý điều gì?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

  • Thứ nhất, hình thức NQLĐ

Theo quy định của pháp luật lao động, DN có từ 10 NLĐ trở lên bắt buộc có NQLĐ bằng văn bản[1] và không quy định hình thức của NQLĐ trong các doanh nghiệp (DN) dưới 10 NLĐ. Như vậy, DN dưới 10 NLĐ không cần có nội quy lao động.

Tuy nhiên, để tránh khó khăn có thể phát sinh trong việc chứng minh sự tồn tại của NQLĐ bằng lời nói, công ty nên ban hành NQLĐ bằng văn bản.

  • Thứ hai, xây dựng NQLĐ

+ Trước khi ban hành NQLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Document

+ NQLĐ không được trái với các quy định của pháp luật, cũng như các quy định trong TƯLĐTT, bao gồm các nội dung:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trật tự tại nơi làm việc;
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của NSDLĐ;
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

Trong đó, nội dung quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NSDLĐ. Nếu thiếu nội dung này hoặc quy định sơ sài thì NSDLĐ có thể gặp khó khăn khi xử lí NLĐ vi phạm NQLĐ. Do đó, sẽ khó duy trì kỷ luật lao động trên thực tế.

+ Sau khi lập ra NQLĐ, NSDLĐ thông báo đến NLĐ và niêm yết tại nơi làm việc.[2]

  • Thứ ba, đăng ký NQLĐ: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành NQLĐ, NSDLĐ nộp hồ sơ đăng ký NQLĐ [3].

 

  • Thứ tư, hiệu lực của NQLĐ: 15 ngày, kể từ ngày Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng kí lao động [4].

Nếu NSDLĐ không thông báo công khai hoặc không niêm yết NQLĐ ở những nơi cần thiết trong DN có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân [5].

Nếu NSDLĐ không có NQLĐ bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên; không đăng ký NQLĐ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; sử dụng NQLĐ không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi các nhân vi phạm [6].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.[7]

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp [8].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nội quy lao động”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

Ngày cập nhập, bổ sung: 19.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

[1] Điều 118.1 Bộ luật lao động 2019.

[2] Điều 118.2, 118.3, 118.4 Bộ luật lao động 2019.

[3] Điều 119 Bộ luật lao động 2019.

[4] Điều 121 Bộ luật lao động 2019.

[5] Điều 18.1 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

[6] Điều 18.2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

[7] Điều 5.3 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

[8] Điều 49, 50 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*