Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

estate-2962167__340

Hỏi:

Công ty tôi là công ty chuyên tư vấn kiến trúc và xây dựng. Vừa qua một số công nhân bị thương trong quá trình thi công dự án. Cho tôi hỏi công ty tôi có trách nhiệm gì đối với những công nhân này?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, NSDLĐ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của TNLĐ, bệnh nghề nghiệp như sau:

Một là, xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp. Bao gồm [1]:

+ Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập;

+ Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời;

+ Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy móc, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây  TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Document

Hai là, thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí y tế.

Trước đây, NSDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động. Hiện nay, NSDLĐ chỉ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT. Trường hợp NLĐ không tham gia BHYT thì NSDLĐ chi trả toàn bộ.

Quy định này hết sức phù hợp bởi vì NLĐ và NSDLĐ đã đóng góp vào quỹ BHYT, do đó cơ quan BHXH phải có trách nhiệm thanh toán một phần chi phí y tế cùng với NSDLĐ. Nhờ vậy, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng về tài chính cho NSDLĐ.

Ba là, trả đủ tiền lương theo HĐLĐ trong thời gian điều trị.

Quy định này xuất phát từ lý do NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là do phải thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ và dưới sự điều hành của NSDLĐ. Do đó, NSDLĐ cũng phải trả đủ tiền lương cho NLĐ trong thời gian điều trị.

Bốn là, bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên theo quy định.

Công ty cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm trên đối với những công nhân bị thương trong quá trình thi công dự án.

Nếu NSDLĐ không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời cho NLĐ mà bị khiếu nại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân[2].

Nếu NSDLĐ không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy móc, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc không cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo NLĐ bị tai nạn lao động khi vi phạm đối với mỗi người lao động mà bị khiếu nại có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân[3].

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[4].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về Thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp[5].

Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Tổng hợp

Ngày cập nhập, bổ sung: 19.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Ngày cập nhật, bổ sung lần hai: 11.02.2022

Người bổ sung: Lê Tiến Thành

 

[1] Điều 19 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

[2] Điều 22.8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 22.7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 48, 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Document
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*