Trường hợp nào Người Việt Nam được phép có hai Quốc tịch?

Trường hợp nào Người Việt Nam được phép có hai Quốc tịch?

Trường hợp nào Người Việt Nam được phép có hai Quốc tịch?

Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý – chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định. Theo đó, cá nhân có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt, cá nhân có thể cùng lúc mang hai quốc tịch. Như vậy, khi nào người Việt Nam được phép mang cùng lúc 2 Quốc tịch? Thông qua bài viết sau Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc của Qúy bạn đọc.

[1] [2]

Bạn đọc tham khảo thêm: Thủ tục trở lại Quốc tịch Việt Nam.

Bạn đọc tham khảo thêm: Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam.

 

Trường hợp 3: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn Quốc tịch Việt Nam.[3]

Theo đó, người mang quốc tịch Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Tức là cá nhân sẽ mang cùng lúc hai Quốc tịch: quốc tịch nơi quốc gia họ định cư và quốc tịch Việt Nam.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Ví dụ: Chị A sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Năm 2006, chị A sang Mỹ định cư, và giữ nguyên Quốc tịch Việt Nam. Từ ngày 01/7/2009, chị A sẽ mang trên mình hai Quốc tịch, bao gồm cả Quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/7/2009, chị A phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để giữ lại Quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp 4: Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi[4]

Nhằm giúp trẻ em được nhận nuôi có thể biết và nhớ về cội nguồn nơi mình sinh ra nên Nhà nước và pháp luật Việt Nam cho phép trẻ em Việt Nam khi được người nước ngoài nhận nuôi có thể giữ lại phần huyết thống là quốc tịch Việt Nam bên cạnh trẻ. Trong trường hợp con nuôi là người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì việc thay đổi quốc tịch phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Như vậy, Nhà nước công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ những trường hợp ngoại lệ thì công dân mới được phép mang 2 quốc tịch. Theo đó trường hợp nhập và xin trở lại Quốc tịch Việt Nam mà muốn giữ lại quốc tịch nước ngoài thì phải thỏa điều kiện và được Chủ tịch nước xem xét phê duyệt. Ở hai trường hợp còn lại thì Nhà nước, pháp luật cho phép công dân từng là mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã định cư ở nước ngoài hoặc làm con nuôi ở đất xa xứ có thể giữ lại nguồn cội của bản thân.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trường hợp nào Người Việt Nam được phép có hai Quốc tịch?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 19.2, 19.3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[2] Điều 23.5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[3] Điều 13 Luật Quốc tịch 2008

[4] Điều 37 Luật Quốc tịch 2008

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*