Chuyển hóa hợp đồng lao động

Chuyển hóa hợp đồng lao động

Chuyển hóa hợp đồng lao động

Chuyển hóa hợp đồng lao động

Chuyển hóa hợp đồng lao động xảy ra khi người lao động chưa ký kết hợp đồng lao động nhưng đã làm việc cho NSDLĐ. Khi đó NLĐ sẽ được pháp luật lao động bảo vệ và nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ đươc chuyển hóa hợp đồng lao động.

Hiện nay có rất nhiều loại hợp đồng được ký kết giữa NSDLĐ và NLĐ như hợp đồng thử việc, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thuê cộng tác viên, hợp đồng lao động,…Nhưng đặc trưng nhất trong quan hệ lao động pháp luật Việt Nam là hợp đồng lao động được quy định tại BLLĐ 2019. Theo đó có 2 loại HĐLĐ là HĐLĐ không xác định thời hạn (hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng), HĐLĐ xác định thời hạn (thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng)[1].

Khi NLĐ bắt đầu làm việc chính thức thì tùy vào thỏa thuận và công việc thực hiện mà NSDLĐ và NLĐ ký kết HĐLĐ phù hợp nhưng phải thuộc một trong 02 loại HĐLĐ đã nêu ở trên.

Nếu HĐLĐ ban đầu ký kết là HĐLĐ xác định thời hạn và trong thời gian 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ đã ký hết hạn NLĐ vẫn làm việc cho NSDLĐ thì HĐLĐ xác định thời hạn này sẽ chuyển hóa thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Lúc này NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn với NLĐ[2].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

NSDLĐ chỉ được ký kết HĐLĐ xác định thời hạn 2 lần liên tiếp với NSDLĐ. Nếu đã hết thời hạn HĐLĐ xác định thời hạn ở lần thứ hai rồi thì lần liên tiếp thứ ba phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn với NLĐ. Đối với mỗi HĐLĐ xác định thời hạn được ký kết thì NSDLĐ có quyền ký thêm 1 lần duy nhất phụ lục HĐLĐ nhưng không được làm thay đổi loại HĐLĐ đã ký kết trước đó. Giả sử HĐLĐ có thời hạn 24 tháng thì PLHĐ chỉ được có thời hạn tối đa là 12 tháng nữa (tổng nhỏ hơn 36 tháng để không thay đổi loại HĐLĐ). Nếu HĐLĐ có thời hạn 36 tháng rồi thì không được ký PLHĐ nữa.

Riêng đối với HĐLĐ theo mùa vụ thì không có quy định cụ thể nào về số lần ký kết HĐLĐ vì còn tùy thuộc vào tính chất của công việc phát sinh mà thỏa thuận số lần ký kết cho phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Chuyển hóa hợp đồng lao động”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Ngày cập nhập, bổ sung: 14.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 20.1 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 20.2 Bộ luật lao động 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*