Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp

Kinh phí công đoàn

Hỏi:

Công ty tôi hiện có khoảng 20 NLĐ đang làm việc. Tuy nhiên, công ty tôi lại không có tổ chức công đoàn thì có cần phải đóng kinh phí công đoàn hay không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

1.Đối tượng đóng kinh phí công đoàn[1]

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

-Cơ quan nhà nước; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

-Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

-Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;

-Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;

Document

-Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.;

-Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;

-Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2.Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn[2]

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3.Phương thức đóng kinh phí công đoàn[3]

Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ [4].

Như vậy, theo quy định trên, công ty không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương tham gia BHXH cho NLĐ.[5]

Nếu NSDLĐ chậm đóng kinh phí công đoàn, đóng kinh phí công đoàn thấp hơn mức quy định hay đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm.[6]

Nếu NSDLĐ không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng phải đóng thì sẽ phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[7].

Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, NSDLĐ phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đống theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố, tại thời điểm xử phạt hành chính đối với hai hành vi vi phạm trên.[8]

Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[9].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp.[10]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Kinh phí công đoàn”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 29/01/2021

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

[2] Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

[3] Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

[4] Chương 2 NĐ 191/2013/NĐ-CP

[5] Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

[6] Điều 38.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 38.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[8] Điều 38.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[9] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[10] Điều 47, 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*