Xử lý vi phạm liên quan đến website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động

Xử lý vi phạm liên quan đến website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động

Xử lý vi phạm liên quan đến website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động

Hiện nay, mạng lưới Internet phát triển và phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn trong những năm qua do tác động của đại dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại điện tử với cuộc cách mạng công nghệ di động – được dẫn đầu bởi điện thoại thông minh và các phần mềm ứng dụng – đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm được nhiều sự quan tâm hiện giờ.

Khi các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT trở nên cần thiết và cấp bách. Ngoài ra, Để lĩnh vực TMĐT hoạt động lành mạnh trên thị trường, đồng thời kịp thời xử phạt hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (ngày 26/8/2020) và có hiệu lực từ ngày 15/10/2020 đã quy định các mức xử phạt hành vi vi phạm thuộc 4 loại hình thương mại điện tử.  Đó là các hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động); vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến bạn đọc về xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề trên như sau:

  1. Thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền

tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động):

Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt, tới năm 2020, 50% doanh nghiệp sẽ có trang thông tin điện tử, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng TMĐT. Hầu hết các doanh nghiệp TMĐT đều cho rằng việc phát triển TMĐT trên nền tảng di động là tất yếu[1].

Đối với các hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) thì mức xử phạt hành chính chính là phạt tiền, theo đó mức phạt tiền sẽ nằm trong khung từ 1.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng tùy theo hành vi vi phạm liên quan như[2]:

  • Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.
  • Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
  • Các hành vi vi phạm khác theo quy định.

Ngoài hình phạt tiền, bên vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý khác như:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

* Hình phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.

Ngoài cập nhật về hình thức xử phạt trên, nếu bạn đọc quan tâm đến nội dung thông báo website thương mại điện tử, bạn đọc có thể tham khảo qua đường link sau: Tại đây.

  1. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động[3]:

Đối với các hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động thì mức phạt tiền chia ra làm 06 khung, và tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể theo luật định mà bên vi phạm sẽ chịu những mức phạt tiền khác nhau, đó là:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền ra thì bên vi phạm còn chịu các hình thức xử lý khác như:

Hình thức xử phạt bổ sungBiện pháp khắc phục hậu quả:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức xử phạt này đã được cập nhật từ Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân[4].

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các quy định xử phạt còn lại liên quan đến hoạt động thương mại điện tử thông qua bài viết: “Xử lý vi phạm một số quy định về hoạt động thương mại điện tử” tại website của Luật Nghiệp Thành.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Xử lý vi phạm về hành vi liên quan đến thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Tham khảo bài viết: Quy định của pháp luật thương mại điện tử – bất cập và kiến nghị hoàn thiện của Thông tin pháp luật dân sự.

[2] Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[3] Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[4] Điều 4.4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*