Đăng ký thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài không thường trú tại VN

Đăng ký thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài không thường trú tại VN

Đăng ký thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài không thường trú tại VN

Nhắc tới nhà cung cấp nước ngoài cung cấp các dịch vụ ở VN nhưng không có cơ sở thường trú tại VN mà có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, ta có thể thấy đó là tổ chức lớn như Facebook, Google, Youtube, Netflix, Name,…. Các tổ chức này thường có các hoạt động thương mại điện tử hoặc kinh doanh trên nền tảng số hoặc các dịch vụ khác. Tuy nhiên pháp luật về thuế vẫn chưa có cơ chế quy định rõ ràng cho các tổ chức này thực hiện đăng ký thuế hay nộp thuế tại VN.

Nắm bắt được vấn đề đó mà pháp luật đã có những hướng dẫn cụ thể về việc trực tiếp thực hiện đăng ký, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam. Nếu các nhà cung cấp nước ngoài không thể thực hiện thì còn có thể ủy quyền cho các tổ chức, đại lý thuế thực hiện thay. [1]

Về vấn đề đăng ký thuế, hiện tại đã có quy định cụ thể việc thực hiện như thế nào. Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn cụ thể bạn đọc các bước đăng ký thuế.

1.Đăng ký thuế trực tiếp

Các nhà cung cấp nước ngoài khi thực hiện đăng ký thuế trực tiếp theo mẫu.

Mẫu tờ khai

Sau khi điền đầy đủ mẫu trên, nhà cung cấp nước ngoài đính kèm mẫu này và nộp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.[2]

2.Khai thuế, tính thuế của nhà cung cấp nước ngoài[3]

Cũng như với đăng ký thuế, thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế, nhà cung cấp nước ngoài sẽ thực hiện khai thuế trực tiếp. Khi được Cổng thông tin gửi mã xác thực giao dịch điện tử thì nhà cung cấp nước ngoài mới gửi được hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Cụ thể, việc khai thuế của nhà cung cấp nước ngoài là loại thuế khai và nộp theo quý. Các loại thuế GTGT, thuế TNDN nộp theo phương thức tỷ lệ tính trên doanh thu.

Trong đó, doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu mà nhà cung cấp nước ngoài nhận được. Về tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT và thuế TNDN sẽ dựa vào từng hoạt động, hàng hóa và dịch vụ.

Bạn đọc có thể xem tại bảng sau:

Tỷ lệ % tính thuế GTGT[4]Tỷ lệ % tính thuế TNDN[5]
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

– Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hóa với giá trị dịch vụ là 2%;
– Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) là 1%;
– Tiền bản quyền là 10%;- Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển là 2%;

– Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại Điểm d Khoản này) là 5%;
– Lãi tiền vay là 5%;
– Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài là 0,1%;
– Dịch vụ tài chính phái sinh là 2%;
– Xây dựng, vận tải và hoạt động khác là 2%.

Lưu ý:

– Nhà cung cấp nước ngoài cần chú ý trách nhiệm lưu trữ các thông tin được sử dụng để xác định qua các giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng phát sinh tại Việt Nam. Cụ thể, là các thông tin về thẻ tín dụng, TKNH, cư trú (là thông tin đã khai báo), mã vùng của thẻ SIM, địa chỉ IP, vị trí đường dây điện thoại cố định và các thông tin tương tự khác.

Mục đích của việc lưu trữ là để cơ quan thuế thực hiện các công tác thanh, kiểm tra.[6]

  1. Nộp thuế của nhà cung cấp nước ngoài[7]

Cũng tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế, khi nhận được mã định danh trong đó khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể nộp thuế.

Cần chú ý khi nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước, nhà cung cấp nước ngoài cần đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp mà cơ quan quản lý thuế trực tiếp đã gửi.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 01/01/2022

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đăng ký thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài không thường trú tại VN”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 79.1 Thông tư 80/2021/TT-BTC

[2] Điều 76.1 Thông tư 80/2021/TT-BTC

[3] Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC

[4] Điều 8.2.b Nghị định 209/2013/NĐ-CP

[5] Điều 11.3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP

[6] Điều 77.3, 6 Thông tư 80/2021/TT-BTC

[7] Điều 78 Thông tư 80/2021/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*