Một số thay đổi về đăng ký thuế theo Nghị định 126/2020

Một số thay đổi về đăng ký thuế theo Nghị định 126/2020

Một số thay đổi về đăng ký thuế theo Nghị định 126/2020

Sau khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực, để hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn thì Nghị định 126/2020 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 05/12/2020. Sau đó, để giúp bộ phận người nộp thuế cũng như các cơ quan nắm bắt rõ ràng để tuân thủ và thi hành đúng quy định thì Công văn 5189/TCT-CS có quy định chi tiết và dễ hiểu hơn rất nhiều khi có sự so sánh giữa quy định mới và trước đây. Trong đó, nội dung về đăng ký thuế cũng có những thay đổi nhất định. Sau đây, Luật Nghiệp Thành cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung trên.

Thứ nhất, thời hạn nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân

Tại quy định Luật Quản lý thuế có quy định về thời hạn để thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp kể từ ngày có thay đổi là 10 ngày. [1]

Tuy nhiên, Nghị định 126/2020 đã có quy định chi tiết hơn và có thay đổi về thời hạn thông báo cho cơ quan quản lý thuế, đối với đối tượng là cá nhân. Đó là với người nộp thuế là cá nhân khi có sự thay đổi thông tin về CMND, CCCD, Hộ chiếu thì thời hạn thay đổi sẽ là 20 ngày. Riêng với trường hợp là cá nhân tại huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo thời hạn là 30 ngày.[2]

Có thể hiểu thời hạn để thông báo thay đổi đối với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh thì vẫn giữ nguyên là 10 ngày. Riêng với người nộp thuế là cá nhân thì thời hạn là 20 ngày (trường hợp khác là 30 ngày).

Thứ hai, người nộp thuế được chuyển các khoản thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở

Khi người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở khác tỉnh sẽ dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, theo quy định thì người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế trước rồi sau đó mới thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh.[3]

Cụ thể, người nộp thuế phải có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn nợ và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định; nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; đề nghị hoàn trả số tiền thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước nộp thừa. Được chuyển số tiền thuế GTGT chưa khấu trừ hết để bù trừ số thuế GTGT phát sinh tại cơ quan thuế nơi chuyển đến. [4]

Document

Tại quy định mới, người nộp thuế đã được tạo điều kiện là được chuyển số tiền thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để bù trừ với số phải nộp theo hồ sơ khai quyết toán thuế.[5] Trong khi đó, tại Nghị định 83/2013 không có quy định nội dung trên.[6]

Thứ ba, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục khôi phục MST

Khôi phục mã số thuế là hoạt động mà doanh nghiệp sau khi bị cơ quan thuế quản lý khóa mã số thuế trong các trường hợp sau:[7]

– Do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng lại chưa bị thu hồi giấy phép và chưa chấm dứt hiệu lực MST; (1)

– Do người nộp thuế có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh mà sau khi đã nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực MST đến cơ quan thuế nhưng vẫn chưa có thông báo về việc chấm dứt hiệu lực MST từ cơ quan thuế; (2)

– Khi được cơ quan có thẩm quyền đưa ra văn bản hủy bỏ việc thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy phép tương đương.

Theo quy định trước đây để khôi phục được MST thì người nộp thuế đều phải nộp hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, thanh toán số tiền thuế còn nợ, tiền phạt, chậm nộp (nếu có),v.v….. Và sau khi chấp hành các nội dung trên thì mới được cơ quan thuế lập thông báo khôi phục MST[8].

Nhưng tại Nghị định 126/2020 đã có quy định mới cụ thể là đối tượng tại mục (1), (2) vẫn sẽ có trách nhiệm về hoàn thành đầy đủ số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với cơ quan thuế. Trừ trường hợp người nộp thuế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế, hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp.[9]

Do đó, nếu thuộc trường hợp trên người nộp thuế sẽ không phải hoàn thành nghĩa vụ nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khi khôi phục mã số thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn về  “Một số thay đổi về đăng ký thuế theo Nghị định 126/2020”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bố sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 36.2 Luật Quản lý thuế 2019

[2] Điều 6.2 Nghị định 126/2020

[3] Điều 36.1 Luật Quản lý thuế 2019

[4] Điều 6.3.a, b, b, d Nghị định 126/2020

[5] Điều 6.3.d Nghị định 126/2020

[6] Điều 8.2 Nghị định 83/2013

[7] Điều 40.2 Luật Quản lý thuế 2019

[8] Điều 20.3.b Thông tư 95/2016/TT-BTC

[9] Điều 6.4 Nghị định 126/2020, Mục 4 Công văn 5189/TCT-CS

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*