Cơ sở sản xuất kinh doanh nào được tiếp tục hoạt động khi cách ly xã hội?

Cơ sở sản xuất kinh doanh nào được tiếp tục hoạt động khi cách ly xã hội?

Cơ sở sản xuất kinh doanh nào được tiếp tục hoạt động khi cách ly xã hội?

Dịch Covid-19 đã lan rộng hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Mọi quốc gia đều đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh như thực hiện phong tỏa, cách ly, xét nghiệm hàng loạt, kiểm dịch sân bay,v.v…Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành cách ly xã hội bắt đầu từ 0h ngày 01/04/2020. Mục tiêu của cách ly xã hội nhằm không để lây lan dịch trong cộng đồng ở mức độ cao, tránh gây áp lực dẫn tới phá vỡ hệ thống điều trị. Do vậy, việc cách ly phải được cộng đồng nghiêm túc thực hiện từ cá nhân đến các tổ chức, vốn là nơi có nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Chính vì vậy, tại văn bản hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 03/4/2020, có quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh được tiếp tục hoạt động khi có lệnh cách ly xã hội. Cụ thể như sau:

  1. Các cơ sở được tiếp tục hoạt động[1]

– Nhà máy, cơ sở sản xuất

– Công trình giao thông, xây dựng

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liêu,…)

– Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ…

  1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở[2]

Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch như sau:

– Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

– Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc và giao tiếp;

– Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động.

Ngoài ra, người đứng đầu phải thực hiện tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.[3]

  1. Xử lý vi phạm

Trước quy định như trên, nhưng hiện tại vẫn tồn tại một số cơ sở kinh doanh không thuộc diện được tiếp tục hoạt động đang có hành vi không tuân thủ. Như các cơ sở dịch vụ ăn uống, dịch vụ tại nơi công cộng, quán ba, vũ trường, karaoke, v.v…

Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

Cụ thể là các hành vi như:

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch (đối với cơ sở dịch vụ ăn uống);

– Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người;

– Không thực hiện tạm đình chỉ hoạt động.

Thì sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng[4]. Tuy nhiên, từ ngày 15/10/2020 mức xử phạt sẽ là 10 đến 20 triệu đồng.[5]

Tội vi phạm quy định về an toàn nơi đông người.

Như với các đối tượng chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ,…).

Nếu vẫn tiếp tục kinh doanh mặc dù đã có quyết định tạm đình chỉ chống dịch, còn gây thiệt hại từ 100 triệu đồng do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn nơi đông người.[6]

Áp dụng đối với trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (chưa làm lây lan dịch bệnh). Hoặc gây hậu quả nghiêm trọng (làm lây lan dịch bệnh từ 02 người trở lên, làm chết người,…).

Tùy theo mức độ hậu quả, sẽ bị phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng[7] và mức phạt tù tối đa là 12 năm tù[8].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cơ sở sản xuất kinh doanh nào được tiếp tục hoạt động khi cách ly xã hội?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Mục 2 văn bản hướng dẫn số 2601/VPCP-KGVX

[2] Mục 2 văn bản hướng dẫn số 2601/VPCP-KGVX

[3] Mục 4 văn bản hướng dẫn số 2601/VPCP-KGVX

[4] Điều 11.4 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

[5] Điều 12.3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

[6] Văn bản hướng dẫn số 45/TANDTC-PC

[7] Điều 295.1 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[8] Điều 295.3 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bô sung 2017)

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*