Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất

Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất

Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất

BHYT được cấp cho người sử dụng có hai loại là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện (BHYT hộ gia đình). Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT. Bạn có thể tham khảo bài viết “Một người có được sử dụng 2 thẻ BHYT không?” trên trang tuwvanluat.vn. Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở có sử dụng thẻ BHYT thì người khám phải xuất trình thẻ BHYT cho đơn vị khám thì mới được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT do BHXH chi trả[1]. Tuy nhiên, lại có một số trường hợp không may họ bị mất thẻ BHYT ngay lúc trước khi đi khám bệnh và đương nhiên là họ sẽ lo lắng vì sợ không được hưởng quyền lợi thẻ BHYT mà mình đã đóng. Vậy liệu ở trường hợp này, họ có còn được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT nữa hay không và một người chỉ được cấp một thẻ BHYT thì khi mất có được cấp lại thẻ BHYT nữa hay không?

Để giải đáp thắc mắc trên, Luật Nghiệp Thành xin được chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

 

Thứ nhất, một người chỉ được cấp một thẻ BHYT ở đây bạn có thể hiểu là tại cùng một thời điểm, bạn không được cấp nhiều hơn một thẻ BHYT thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau. Do đó, khi bị mất thẻ BHYT, bạn vẫn được cấp lại thẻ BHYT để sử dụng khi đi KCB[2]. Lúc này, người bị mất thẻ BHYT phải có đơn cấp lại thẻ với cơ quan nơi đã cấp thẻ BHYT. Nơi đã cấp thẻ ở đây có thể hiểu là cơ quan BHXH nơi cư trú (BHYT hộ gia đình), cơ quan BHXH nơi NLĐ làm việc hay cả trường hợp liên hệ nhà trường nơi học sinh, sinh viên đăng ký BHYT… Như vậy, tùy thuộc vào nơi đã cấp thẻ BHYT mà người bị mất thẻ BHYT đến nộp hồ sơ cấp lại thẻ BHYT cho mình. Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 QĐ 595/QĐ-BHXH trong trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp lại thẻ BHYT trong ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT[3].

Document

 

Thứ hai, trong thời gian mất thẻ BHYT, người sử dụng thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT nếu đi KCB. Nhưng để được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT trong trường hợp bị mất này, bạn phải cung cấp cho cơ sở KCB giấy hẹn cấp lại thẻ kèm theo đó là giấy tờ chứng thực cá nhân của người được thụ hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT[4] (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực).

Do đó, nếu bạn bị mất thẻ BHYT thì bạn sẽ được cấp lại thẻ theo yêu cầu đồng thời vẫn được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT khi bị mất thẻ nhưng phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ để chứng minh bạn có làm lại thẻ BHYT của mình và được hưởng quyền lợi từ thẻ BHYT.

 

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

LS hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 15.1 NĐ 146/2018

[2] Điều 18.1 Luật BHYT 2008 sửa đổi 2014

[3] Điều 30.2 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[4] Điều 15.3 NĐ 146/2018

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*