Một người có được sử dụng 2 thẻ BHYT không?

Một người có được sử dụng 2 thẻ BHYT không?

Một người có được sử dụng 2 thẻ BHYT không?

Tình huống: Tôi có thẻ BHYT mua cùng với gia đình vẫn còn hạn sử dụng. Nay tôi đi làm tại công ty A cũng bắt buộc phải tham gia BHYT. Vậy cho tôi hỏi, tôi có được sử dụng 2 thẻ BHYT cùng lúc hay không?

Trả lời:

Chào bạn. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Cũng tương tự như BHXH, tham gia BHYT là mục đích nhân đạo trong cộng đồng, đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia BHYT. Theo quy định pháp luật, một người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT duy nhất[1]. Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn không thể sử dụng cùng  lúc 2 thẻ BHYT vừa của DN và vừa mua cùng với gia đình.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một người  chỉ được sử dụng duy nhất 1 thẻ BHYT nhưng có người  lại tham gia BHYT theo vai trò nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, sinh viên ở trường Đại học đã mua thẻ BHYT tại trường nhưng vì do đi làm thêm ở ngoài cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn đóng BHYT cho bạn sinh viên này. Như vậy, bạn sinh viên này sẽ có 2 thẻ BHYT một là do mua BHYT bắt buộc ở trường và hai là do doanh nghiệp đóng BHYT cho NLĐ theo quy định đóng BHXH. Vậy điều này có trái với quy định mỗi người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT hay không? Để tránh trường hợp này, Nhà nước đã đưa ra quy định giải quyết nếu nếu một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự đối tượng được quy định tại Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi 2014[2]. Trong trường hợp ví dụ nêu trên, bạn sinh viên vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh, sinh viên (số thứ tự 21) vừa thuộc đối tượng là NLĐ trong doanh nghiệp (số thứ tự 1). Như vậy theo thứ tự sắp xếp nêu trên thì bạn tham gia BHYT với tư cách là NLĐ trong doanh nghiệp ưu tiên trước. Nếu bạn đã mua thẻ BHYT của bạn ở trường và DN cũng đang đóng BHYT cho bạn thì bạn có thể cầm thẻ BHYT của DN đến trường để được hoàn trả lại tiền đã đóng hoặc không phải đóng tiền mua thẻ BHYT bắt buộc ở trường.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Mặc dù sử dụng thẻ BHYT ưu tiên theo thứ tự sắp xếp quy định nhưng người thuộc nhiều đối tượng tham gia thẻ BHYT lại được hưởng theo đối tượng có mức quyền lợi cao nhất. Ví dụ, bạn có BHYT thuộc hộ nghèo (mức hưởng 02), sau đó đi làm bạn được NSDLĐ đóng BHYT (mức hưởng 04). Như vậy, bạn sẽ tham gia BHYT tại doanh nghiệp của mình nhưng mức hưởng thực tế sẽ được tính theo mức hưởng cao nhất là thuộc hộ nghèo (mức hưởng số 02). Lúc này, người sử dụng thẻ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT tại cơ quan BHXH quản lý thẻ BHYT kèm theo các giấy tờ chứng minh mình được hưởng quyền lợi cao nhất đó[3].

Như vậy, đối với thẻ BHYT, một người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT để sử dụng. Nếu như bạn thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì cần lưu ý đến thứ tự tham gia BHYT và mức hưởng quyền lợi BHYT như phân tích ở trên để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về  vấn đề một người có được sử dụng 2 thẻ BHYT đồng thời hay không.

 

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 16.2 Luật BHYT 2008 sửa đổi 2014

[2] Điều 13.2 Luật BHYT 2008 sửa đổi 2014

[3] Mục 2 Công văn 4996/BHXH-CSYT ban hành ngày 17/12/2014

 

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*