Ai có quyền kiểm tra, tạm giữ chứng minh nhân dân/căn cước công dân?

Ai có quyền kiểm tra, tạm giữ chứng minh nhân dân/căn cước công dân?

Ai có quyền kiểm tra, tạm giữ chứng minh nhân dân/căn cước công dân?

Cập nhật, bổ sung ngày 16/7/2024

Căn cước/Giấy chứng nhận căn cước thể hiện các thông tin chứng minh nhân thân như họ tên; giới tính; quốc tịch; ngày sinh; nơi thường trú;…. nhằm đảm bảo cho quá trình ký kết hợp đồng lao động; giao kết giao dịch dân sự; và khi thực hiện các thủ tục hành chính khác. Chính vì thế, căn cước/giấy chứng nhận căn cước của công dân nào thì người đó sẽ tự sở hữu, quản lý. Vậy, theo quy định của pháp luật thì ai có quyền kiểm tra, tạm giữ căn cước/giấy chứng nhận căn cước của công dân?

Trường hợp căn cước/giấy chứng nhận căn cước bị kiểm tra?

Đăng ký và quản lý cư trú[1]: Công an xã/phường/thị trấn; Công an huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện kiểm tra giấy tờ tùy thân để quản lý cư trú và cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Cá nhân đó là người phạm tội quả tang[2]: Nếu phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang thì Công an xã có quyền yêu cầu người đó xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra, song song đó thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ để phòng tránh hành vi phạm tội.[3]

Cảnh sát giao thông tuần tra, xử lý vi phạm[4]: Khi dừng các phương tiện đang tham gia giao thông, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người tham gia giao thông xuất trình giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân.

Bị xử lý vi phạm hành chính: Công an có quyền yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra và tiến hành lập biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp bị tạm giữ?[5]

Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

Document

– Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

*Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ căn cước/giấy chứng nhận căn cước là cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hiện nay, có rất nhiều bạn đọc gửi phản hồi về vấn đề cảnh sát giao thông tạm giữ căn cước của người điều khiển phương tiện; hay chủ phòng nghỉ tạm giữ căn cước khách thuê phòng trong thời gian thuê; hay người sử dụng lao động giữ căn cước để đảm bảo hợp đồng lao động.

Thứ nhất, cảnh sát giao thông chỉ có quyền kiểm tra, ghi nhận lại thông tin công dân để lập biên bản, quyết định xử phạt hoàn toàn không có thẩm quyền tạm giữ căn cước/giấy chứng nhận căn cước của người tham gia giao thông.

Thứ hai, khách thuê cần yêu cầu khách sạn, nhà nghỉ ghi chú lại thông tin cần thiết hoặc sao chụp giấy tờ tùy thân để tiện cho việc đăng ký lưu trú, chứ không có quyền tạm giữ.

Thứ ba, người lao động chỉ sử dụng bản sao chứng thực để nộp hồ sơ ứng tuyển và người sử dụng lao động không được phép tạm giữ giấy tờ tùy thân của người lao động. Để hiểu rõ bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành: Giữ giấy tờ tùy thân người giúp việc gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Ai có quyền kiểm tra, tạm giữ Căn cước/Giấy chứng nhận căn cước?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

Ngày cập nhật, bổ sung: ngày 16/7/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 2.4 Luật cư trú 2020 và Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA

[2] Người bị bắt quả tang là người đang thực hiện hành vi phạm tội, cấu thành một tội cụ thể nhưng chưa hoàn thành hành vi thì bị người khác phát hiện hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa kịp cắt giấy vũ khí phương tiện, tẩu tán tang vật phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

[3] Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008

[4] Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA và Điều 10.2.(a) Thông tư 65/2020/TT-BCA

[5] Điều 23 và Điều 32 Luật căn cước 2023

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*