Giữ giấy tờ tùy thân người giúp việc gia đình

Giữ giấy tờ tùy thân người giúp việc gia đình

Cập nhật, bổ sung ngày 05/6/2024

HỎI: Tháng 10, nhà tôi thuê một cô giúp việc trong thời hạn 06 tháng. Khi nhận cô, chúng tôi đã ký HĐLĐ trong đó nêu rõ ngày lễ cô được phép nghỉ, đặc biệt Tết thì được nghỉ 02 tuần để cô về quê. Tuy nhiên, khi cô về quê ăn Tết, tôi đã yêu cầu được giữ bản chính căn cước công dân của cô để đảm bảo sau Tết cô quay trở lại làm. Hỏi tôi có được làm vậy không?

TRẢ LỜI:

Giấy tờ tùy thân là những giấy tờ bắt buộc mà bất kỳ công dân đều phải mang bên người để thực hiện các giao dịch dân sự, thủ tục hành chính hoặc các trường hợp yêu cầu phải NLĐ phải xuất trình giấy tờ theo quy định pháp luật.

Cho nên việc giữ giấy tờ tùy thân sẽ gây ra nhiều khó khăn cho NLĐ trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, pháp luật quy định NSDLĐ hoàn toàn không được phép thu giữ giấy tờ tùy thân của NLĐ giúp việc trong gia đình.[1]

Công dân bị tạm giữ giấy tờ tùy thân trong các trường hợp nào, Qúy bạn đọc tham khảo bài viết sau: Ai có quyền kiểm tra, tạm giữ CMND/CCCD?

Do đó, Qúy bạn đọc trong tình huống trên hoàn toàn không được phép giữ CCCD của cô giúp việc. Để đảm bảo người giúp việc quay lại làm việc sau Tết, bạn có thể quy định rõ trong hợp đồng về mức phạt nếu NLĐ không quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ lễ, hoặc nghỉ việc không thông báo trước cho NSDLĐ.

Document

Mức phạt vi phạm:

Nếu NSDLĐ là cá nhân vi phạm sẽ phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng[2]. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt cá nhân[3]. Đồng thời, NSDLĐ bắt buộc phải trả giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc.

Thẩm quyền xử phạt, gồm[4]: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

 

Trên đây là nội dung bài viết: “Giữ giấy tờ tùy thân giúp việc gia đình

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Ngày cập nhật, bổ sung: 05/6/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 17 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 30.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 48 và Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*