Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in

Gần đây Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020. Theo đó, đối với các hành vi vi phạm về hóa đơn đặt in sẽ có những mức xử phạt cụ thể.  Hóa đơn đặt in được hiểu là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân[1].Hóa đơn đặt in là một trong 3 dạng hình thức của hóa đơn bên cạnh hóa đơn điện tử và hóa đơn tự in. Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp bạn đọc một số thông tin liên quan sau.

  1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in[2]:

Theo quy định pháp luật, đối tượng được tạo hóa đơn đặt in bao gồm:

(1) Doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nhưng không sử dụng hóa đơn tự in.

(2) Doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được đặt in hóa đơn này trước khi đặt in hóa đơn lần đầu phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Theo đó, Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Nếu sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.

(3) Cục Thuế.

  1. In hóa đơn đặt in[3]:

Việc in hóa đơn đặt in được quy định như sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  • Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hóa đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.
  • Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu, thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp.

Lưu ý: Hợp đồng in giữa cơ sở kinh doanh với doanh nghiệp nhận in hóa đơn, phải có thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp.[4]

  • Trong trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
  1. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn[5]:

*Về điều kiện:

Thứ nhất, đối với tổ chức nhận in hóa đơn phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

Thứ hai, đối với trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.

* Về trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn:

Có những trách nhiệm sau:

  • In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện.
  • Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in.
  • Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn.
  • Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
  1. Yêu cầu của hóa đơn đặt in[6]:

– Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.

– Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.

– Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng

– Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

  1. Mức xử phạt[7]:

Đối với hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in bị xử phạt như sau:

Mức phạtHành vi vi phạm
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồngKhông ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồngĐặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in. (1)
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồngĐặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. (2)

Lưu ý: Đối với hành vi vi phạm quy định tại (1) và (2) thì ngoài biện pháp phạt tiền bên vi phạm còn bị buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định.

Cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân[8].

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 3.3.c Thông tư 39/2014/TT-BTC.

[2] Điều 8.1 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 1.2 Thông tư 37/2017/TT-BTC.

[3] Điều 8.3 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

[4] Khoản 4.2 Mục 4 Công văn 1839/TCT-CS năm 2014.

[5] Điều 8.4 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

[6] Tham khảo bài viết: Đặt in hóa đơn – Thư viện pháp luật.

[7] Điều 20 Nghị định số: 125/2020/NĐ-CP.

[8] Điều 5.5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*