Có được góp vốn bằng phần mềm?

Có được góp vốn bằng phần mềm?

Có được góp vốn bằng phần mềm?

Để một doanh nghiệp được duy trì hoạt động không thể thiếu nguồn vốn điều lệ được góp bởi các cá nhân, tổ chức là thành viên cam kết góp vốn trong công ty. Thông thường, vốn điều lệ sẽ được góp bằng tiền – Đồng Việt Nam, nhưng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ ngày một nâng cao thì quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ hay bí quyết kỹ thuật cũng được ghi nhận là một loại tài sản có thể góp vốn. Trong số đó, phần mềm cũng là một dạng tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp dưới hình thức là quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả. Do đó, phần mềm có thể góp vào vốn điều lệ công ty.

Phần mềm là quyền sở hữu trí tuệ

Như đã nêu, phần mềm máy tính được xem là chương trình máy tính khi được giải thích là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược độ hoặc dạng khác. Khi gắn vào các thiết bị vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính thực hiện công việc, hoặc vào các thiết bị để đạt được kết quả cụ thể.

Và chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học nên chương trình máy tính hay còn gọi là phần mềm thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.[1]

Như vậy phần mềm được xem là quyền sở hữu trí tuệ và được góp vốn vào vốn điều lệ của công ty.

Ai có thể sử dụng quyền tác giả phần mềm để góp vốn vào công ty?

Tại Luật Doanh nghiệp quy định chỉ những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp quyền tác giả thì mới có quyền sử dụng phần mềm để góp vốn. [2]

Chủ sở hữu hợp pháp sẽ được thể hiện qua cá nhân, tổ chức đó được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả với phần mềm của họ dưới tư cách là tác giả, chủ sở hữu phần mềm. Tuy nhiên, đối với phần mềm thì pháp luật không có quy định bắt buộc phải đăng ký vì quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất. Do vậy, việc yêu cầu “đăng ký bản quyền” đối với phần mềm mang hướng khuyến khích.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Kết quả của việc đăng ký bản quyền phần mềm là “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”. Khi được cấp giấy này thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền phần mềm máy tính thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.[3]

Nếu phần mềm thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài?

Trường hợp quyền tác giả phần mềm có yếu tố nước ngoài mà góp vào công ty Việt Nam thì lúc này căn cứ để quyền tác giả đó vẫn được bảo hộ tại Việt Nam là tuân theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà có Việt Nam là thành viên.[4]

Hiện Việt Nam là một trong các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế Berne là Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Và phần mềm máy tính hay chương trình máy tính đều được bảo hộ như tác phẩm văn học tại Công ước Berne.[5]

Do vậy, cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc nước là thành viên của Công ước Berne có phần mềm máy tính thì sẽ được hưởng quyền tác giả ở Việt Nam tuân theo quy định pháp luật Việt Nam. Việc hưởng và thực hiện quyền tác giả phần mềm không lệ thuộc vào một thủ tục nào, hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào phần mềm máy tính có được bảo hộ hay không ở quốc gia gốc.

Như vậy, có thể hiểu cũng như quyền tác giả phần mềm tại Việt Nam thì quyền tác giả của cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc nước thành viên Công ước Berne phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định không phân biệt đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa.

Vì thế, nếu phần mềm máy tính của cá nhân, tổ chức là thành viên của Công ước Berne khi sử dụng ở Việt Nam thì quyền tác giả đó đã tự động bảo hộ tại Việt Nam mà không cần phải thực hiện thủ tục hành chính nào.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của độc giả về việc phần mềm máy tình có thể dùng để góp vốn, tuy nhiên quan trọng hơn là cách thức góp phần mềm máy tính vào vốn điều lệ như thế nào. Bạn đọc hãy tham khảo thêm bài viết “Thủ tục góp vốn bằng phần mềm”.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có được góp vốn bằng phần mềm?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hổi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 14.1.m Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[2] Điều 34.2 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 49. Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[4] Điều 13.2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[5] Điều 10. Hiệp định TRIPS

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Công Nghệ

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*