Xử phạt hành chính vi phạm về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Xử phạt hành chính vi phạm về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Xử phạt hành chính vi phạm về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Ngày nay, việc xuất hiện các chi nhánh làm việc của thương nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không còn là xa lạ. Bởi cùng với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước khu vực và tại Việt Nam. Nên kinh tế nước ta ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm việc với các đối tác người nước ngoài cũng như các thương nhân nước ngoài ngày càng ưa thích mở rộng thị trường tại đây. Tuy nhiên, không phải mọi thương nhân nước ngoài nào, lĩnh vực hoạt động nào cũng được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam mà bên cạnh đó còn có những điều kiện, yêu cầu cụ thể như các quy định về Giấy phép thành lập chi nhánh, nếu như không đáp ứng những quy định này mà thương nhân nước ngoài vẫn hoạt động chi nhánh tại Việt Nam sẽ chịu những mức xử lý theo quy định pháp luật.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp cho bạn đọc một số nội dung liên quan như sau:

  1. Giấy phép thành lập chi nhánh:

Đối với điều kiện thành lập chi nhánh, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài các bạn có thể tham khảo bài viết Thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài trực tiếp trên website của Luật Nghiệp Thành.

  1. Quy định về xử phạt:

Trong quá trình thành lập và hoạt động của Chi nhánh thường mắc một số lỗi và sẽ bị phạt vi phạm theo quy định. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mà được xử lý theo các mức phạt như sau:

Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng[1] đối với hành vi kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh.

Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng[2], mức phạt tiền này áp dụng đối với các hành vi vi phạm như:

– Hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Khi có thay đổi liên quan đến nội dung trong giấy phép thành lập chi nhánh mà không làm thủ tục điều chỉnh hoặc thuộc các trường hợp cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh nhưng không thực hiện[3].

– Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh được cấp. Bên cạnh đó, đối với hành vi này ngoài hình thức phạt tiền bên vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm[4].

Thứ ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng[5] đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh. Ngoài ra, bên vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng giấy phép thành lập chi nhánh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định[6].

– Đối với hành vi thương nhân nước ngoài đi thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập chi nhánh, để nâng cao tính răn đe và hạn chế hành vi này xảy ra bên cạnh mức phạt tiền, pháp luật nước ta còn đưa ra một số biện pháp xử phạt kèm theo như:

  • Hình phạt bổ sung[7]: Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập chi nhánh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả[8]: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thứ tư, sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh hoặc giấy phép hết hạn không được gia hạn mà thương nhân nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động chi nhánh này tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm[9].

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Xử phạt hành chính vi phạm về giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 69.1 Nghị định 98/2020.

[2] Điều 69.2.a, 69.2.d, 69.2.đ Nghị định 98/2020.

[3] Điều 15, Điều 18 Nghị định 07/2016.

[4] Điều 69.5.a Nghị định 98/2020.

[5] Điều 69.3.a, 69.3.b, 69.3.d Nghị định 98/2020.

[6] Điều 69.5.b Nghị định 98/2020.

[7] Điều 69.5.b Nghị định 98/2020.

[8] Điều 69.6 Nghị định 98/2020.

[9] Điều 69.4.b và 69.6 Nghị định 98/2020.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*