Xử phạt hành chính các vi phạm khi sử dụng mạng xã hội

Xử phạt hành chính các vi phạm khi sử dụng mạng xã hội

Xử phạt hành chính các vi phạm khi sử dụng mạng xã hội

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, mạng xã hội là một điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ việc giải trí thông thường, mạng xã hội đã trở thành nơi hàng tỉ người đang sử dụng để làm việc. Theo thống kê mới nhất năm 2019 vừa rồi, Việt Nam có tới 64 triệu người dùng Internet trên 97 triệu người[1]. Và khoảng hơn 60 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook[2]. Còn lượng thời gian sử dụng mạng xã hội của giới trẻ nước ta là 7 giờ mỗi ngày[3]. Cho thấy sự phụ thuộc quá lớn vào Intertnet sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến bộ phận giới trẻ, nếu như môi trường mạng đầy rủi ro và không được kiểm soát. Trước những nguy cơ với người dùng, chúng ta nên chú ý các quy định mới để tuân thủ và nhằm xây dựng một môi trường mạng an toàn cho tất cả mọi người. Sau đây, là các vi phạm điển hình mà người dùng mạng xã hội hay mắc phải.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.[4]

Trường hợp là cá nhân, thì sẽ có mức phạt tiền bằng 1/2 của tổ chức là 5 – 10 triệu đồng, nếu thực hiện các hành vi sau:[5] 

  1. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật[6]

Giữa vô vàn thông tin được lan truyền đi khắp nơi như ngày nay, việc kiểm chứng thông tin là điều cần thiết mà chúng ta cần quan tâm. Mọi người nên bình tĩnh, linh hoạt khi tiếp nhận thông tin và luôn cập nhật tin tức chính xác từ các nguồn tin cậy. Từ việc cung cấp đến chia sẻ những thông tin giả mạo, sai sự thật cũng sẽ gây ra những hậu quả nhất định. Và làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của các cá nhân.

  1. Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy[7]

Chắc hẳn người dùng facebook sẽ bắt gặp ít nhất một lần các trang quảng cáo, video, hình ảnh tuyên truyền các nội dung mê tín dị đoan.

Như chữa bệnh bằng tâm linh hay “thỉnh vong”, “trả nợ” qua việc cúng vái tiền như trường hợp chùa Ba Vàng đã từng xuất hiện khắp nơi trên facebook. Hay mua bán bùa ngải, kumathong, hình nhân để có tiền tài, v.v…Do vậy, để tránh rủi ro, người dùng mạng nên tỉnh táo và hạn chế chia sẻ những vấn đề trên.

Ngoài ra, việc đăng tải những hình ảnh dâm ô, đồi trụy cũng được liệt kê vào trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của người dùng.

  1. Cung cấp, chia sẻ miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị[8]

Nhiều trang mạng xã hội nhằm thỏa mãn trí tò mò của người dùng, đã chia sẻ các nội dung có hình ảnh man rợ, kinh dị. Đặc biệt, miêu tả rất chi tiết các hành động chém, giết, tai nạn, v.v… Điều đó sẽ gây tác động tâm lý và cách nhìn nhận của những thanh thiếu niên. Dễ tạo xu hướng suy nghĩ và giải quyết bằng bạo lực.

  1. Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ[9]

Đây là hành vi mà nhiều cá nhân, trang mạng mắc phải do đăng tải các tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, xuất bản phẩm. Bởi vì những tác phẩm này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của người khác. [10]

Chỉ riêng các trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hay trả thù lao như: nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy không nhằm mục đích thương mại; hay trích dẫn nhưng không làm sai ý tác giả trong bài viết của mình, v.v…[11]

Trường hợp những tác phẩm chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hay tịch thu. Mà người dùng lại đăng tải các tác phẩm đó thì cũng được xem là vi phạm.

  1. Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang[12]

Cụ thể là các thông tin tự dựng ra, không hề có thật và gây hoang mang trong Nhân dân, còn gây kích động bạo lực, các tội ác, tệ nạn xã hội và đánh bạc. Và dẫn tới ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội. Như những trường hợp đưa thông tin nhằm gây tâm lý hoang mang, khiến người dân tích trữ thực phẩm, khẩu trang, gây hoảng loạn do dịch bệnh Covid-19 trong những thời gian vừa qua.

  1. Cung cấp, chia sẻ các đường dẫn có nội dung bị cấm[13]

Các nội dung bị cấm được quy định rõ tại các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng. Như các vi phạm trên không gian mạng về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xuyên tạc lịch sử, phân biệt đối xử, xúc phạm tôn giáo; các tệ nạn xã hội, mua bán người, mại dâm; kích động phạm tội; v.v…[14]

Document

Thêm vào đó, người vi phạm ngoài phạt tiền phải gỡ bỏ những thông tin đã đăng tải trên.

  1. Tùy tiện sử dụng thông tin của người khác[15]

Nghĩa là đăng tải các thông tin liên quan của người khác bao gồm hình ảnh, thông tin cá nhân, v.v…Nhưng chưa có sự đồng ý của họ hoặc việc sử dụng chúng là sai mục đích theo pháp luật.

Tuy nhiên có những trường hợp sử dụng hình ảnh nhưng chưa có sự đồng ý vẫn hợp pháp như:

Hình ảnh sử dụng từ các hoạt động công cộng như tại các hội thảo, hội nghị, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, v.v…Và điều đó không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người có hình ảnh.[16]

Do vậy, nếu đăng tải hình ảnh của bạn bè hay bất kỳ người nào khác nếu không được sự đồng ý của họ. Thì bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức theo yêu cầu của họ để tránh các rủi ro pháp lý. Trong trường hợp bạn không gỡ bỏ, họ có thể yêu cầu Tòa án đưa ra các quyết định. Như thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt sử dụng hình ảnh và cả bồi thường thiệt hại.[17]

Ngoài ra, việc tiết lộ bí mật đời tư cá nhân của người khác, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị phạt tiền với mức rất cao là 20 – 30 triệu đồng (với tổ chức). Và 10 – 15 triệu đồng nếu là cá nhân thực hiện.[18]

Thẩm quyền xử phạt những hành vi trên là do lực lượng Công an nhân dân chịu trách nhiệm.[19]

Cụ thể  người có quyền ra quyết định xử phạt hành chính là Giám đốc Công an tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt hành chính các vi phạm khi sử dụng mạng xã hội”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Thông tin số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019

[2] Thống kê của bộ thông tin truyền thông

[3] Thông tin từ báo Dân trí https://dantri.com.vn/

[4] Điều 101.1, 102.3 Nghị định 15/2020

[5] Điều 4.3 Nghị định 15/2020

[6] Điều 101.1.a Nghị định 15/2020

[7] Điều 101.1.b Nghị định 15/2020

[8] Điều 101.1.c Nghị định 15/2020

[9] Điều 101.1.đ Nghị định 15/2020

[11] Điều 1.6 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[12] Điều 101.1.d Nghị định 15/2020

[13] Điều 101.1.h Nghị định 15/2020

[14] Điều 8 Luật An ninh mạng 2018

[15] Điều 102.3.e Nghị định 15/2020

[16] Điều 32.2 Bộ luật Dân sự 2015

[17] Điều 32.3 Bộ luật Dân sự 2015

[18] Điều 101.2 Nghị định 15/2020

[19] Điều 120.2 Nghị định 15/2020

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*