Xử phạt cho mượn thẻ BHYT khám chữa bệnh

Xử phạt cho mượn thẻ BHYT khám chữa bệnh

Xử phạt cho mượn thẻ BHYT khám chữa bệnh

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện[1]. Thẻ BHYT chỉ được cấp cho người tham gia và mỗi người chỉ được cấp một thẻ để làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế[2].

Mặc dù pháp luật có quy định nghĩa vụ của người tham gia BHYT là sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ[3]. Hành vi cho mượn thẻ BHYT là vi phạm pháp luật Nhưng do việc sử dụng BHYT trong quá trình khám chữa bệnh giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…Mà hiện nay có nhiều trường hợp người không tham gia BHYT nhưng mỗi khi đi khám hoặc chữa bệnh lại mượn thẻ BHYT của người khác nhằm mục đích giảm chi phí điều trị. Điều này gây nên tình trạng thất thoát cho quỹ BHYT và ngân sách nhà nước.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp các bạn đọc có mối quan tâm hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng thẻ BHYT của người khác sẽ bị xử lý như thế nào:

  1. Trình tự khám chữa bệnh có Bảo hiểm y tế[4]:

Đối với người đi khám bệnh, chữa bệnh:

– Người có thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình ngay thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp; Ngoài ra, tùy từng trường hợp phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác (quy định trong thành phần hồ sơ).

– Trong trường hợp cấp cứu: trước khi ra viện người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT cùng với một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ người bệnh xuất trình, trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho người bệnh hưởng chế độ BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc hưởng chế độ và quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật[5].

Document

Tham khảo bài viết: Quyền lợi hưởng thẻ BHYT đối với các đối tượng tham gia BHYT tại https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/quyen-loi-huong-the-bhyt-doi-voi-cac-doi-tuong-tham-gia-bhyt.html

  1. Hậu quả pháp lý khi sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh.

Người tham gia BHYT có nghĩa vụ sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ. Việc cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác khám, chữa bệnh để hưởng chế độ BHYT là trái quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật đưa ra những hình thức xử lý vi phạm, bên vi phạm không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn bị áp dụng các hình phạt hình sự. Cụ thể:

Xử phạt
Về hành chínhVề hình sự
Phạt tiền:

Phụ thuộc vào khả năng gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế mà mà hành vi cho người khác mượn thẻ BHTY hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh có mức xử phạt hành chính khác nhau[6]:

– Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

–  Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

 

Tùy theo chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế, thiệt hại gây ra và tính chất phạm tội mà mức xử phạt có sự khác nhau[7]:

–       Hành vi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định mà chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;

–       Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

–       Bên cạnh đó, nếu phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thì người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.

–       Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt cho mượn thẻ BHYT khám chữa bệnh”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 1.1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

[2] Điều 16.2 Luật Bảo hiểm y tế 2008.

[3] Điều 37.2 Luật Bảo hiểm y tế 2008.

[4] Tham khảo: Trang web Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

[5] Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Điều 1.15 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP.

[6] Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

[7] Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015.

Document
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*