Xử lý vi phạm về buôn bán hàng hóa, thực phẩm đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Xử lý vi phạm về buôn bán hàng hóa, thực phẩm đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Xử lý vi phạm về buôn bán hàng hóa, thực phẩm đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Mỗi loại hàng hóa đều có xuất xứ, thời hạn sử dụng rõ ràng. Hàng hóa sẽ phát huy được công dụng tối đa của nó khi được sử dụng đúng thời hạn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng càng có lòng tin khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm mà mình mua về. Ngược lại nếu như sử dụng hàng quá “date”, cũng như không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ như dùng đồ ăn hết hạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây ra ngộ độc thực phẩm gây chết người, sử dụng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ở mọi người.

Tuy nhiên, việc vi phạm hạn sử dụng sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm không có xuất xứ rõ ràng vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Những hành vi này điều là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt một cách nghiêm khắc.

Trong bài viết này, Luật nghiệp Thành sẽ tư vấn các bạn đọc vấn đề trên.

  1. Quy định về ghi thời hạn sử dụng thực phẩm, xuất xứ hàng hóa trên nhãn.

Hạn sử dụng và xuất xứ hàng hóa, thực phẩm là hai nội dung quan trọng buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa[1]. Trong đó:

Thời hạn sử dụng:

“Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó. Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn[2].

Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất[3].

Theo quy định của pháp luật, tổ chức/cá nhân sản xuất thực phẩm phải bảo đảm thông tin chính xác, trung thực về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm. Thời hạn sử dụng phải ghi trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài[4].

Theo đó, thời hạn sử dụng phải bao gồm các thông tin sau đây:

– Ngày và tháng đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng không quá ba tháng;

– Tháng và năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng trên ba tháng;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

– Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa.

Đối với những loại sản phẩm như bánh mỳ hoặc bánh ngọt được tiêu thụ trong vòng 24 giờ sau khi sản xuất; Dấm ăn; Muối dùng cho thực phẩm; Đường ở thể rắn thì không bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng nhưng phải ghi ngày sản xuất. Đối với các sản phẩm đồ uống có chứa tối thiểu 10% nồng độ cồn theo thể tích không bắt buộc ghi ngày sản xuất và thời hạn sử dụng[5].

Xuất xứ hàng hóa[6]

Theo quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

  1. Xử lý vi phạm.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm…thì hàng hóa quá hạn, hết hạn sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Theo quy định hàng hóa, việc kinh doanh hàng hóa, thực phẩm hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này. Đối với những trường hợp vi phạm tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà có mức xử lý khác nhau:

Xử phạt hành chính

Mức phạt tiền đối với hành vi phạm về thời hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, thực phẩm cụ thể như sau[7]:

Hành vi vi phạmGiá trị vi phạmMức phạtHình phạt bổ sungBiện pháp khắc phục hậu quả
Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.(1)

Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa (2).

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ(3).

Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồngPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồngTịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Đối với hành vi vi phạm (2) thì hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm (1), (2), (3) có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

 

Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến từ 100.000.000 đồng trở lên.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử phạt hình sự

Trong pháp luật hình sự, cũng quy định hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017)[8]. Theo đó:

Phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với hành vi chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạt tù từ 03 năm đến 20 năm tùy vào mức độ phạm tội như phạm tội có tổ chức, gây chết người, gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, mức thu lợi bất chính,… và các hành vi khác theo quy định.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý vi phạm về buôn bán thực phẩm đã hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

[2] Điều 3.11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

[3] Điều 2.19 Luật an toàn thực phẩm 2010.

[4] Điều 9 Thông tư 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

[5] Điều 9.4, 9.5 Thông tư 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

[6] Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

[7] Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[8] Điều 1.119 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*