Gửi xe không có thẻ xe, bị mất trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Gửi xe không có thẻ xe, bị mất trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Gửi xe không có thẻ xe, bị mất trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có cùng nhóm bạn đi ăn sinh nhật tại một nhà hàng. Khi đi vào xe chúng tôi được sắp xếp đậu phía trước cửa có bảo vệ trông coi. Tuy nhiên bảo vệ không đưa thẻ giữ xe cho chúng tôi. Lúc ra về xe của một người bạn tôi bị mất cắp. Chúng tôi yêu cầu phải bồi thường nhưng phía nhà hàng bảo là không có thẻ giữ xe, nhà hàng không chịu trách nhiệm này. Như vậy có đúng không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Trả lời:

Ngày nay, tình trạng trộm cắp diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là trong giai đoạn tết đến xuân về thì tình hình này diễn ra ngày càng nhiều. Thường thì đối tượng tài sản bị đánh cắp được nhóm tội phạm nhắm đến như điện thoại, ví tiền, balo, xe máy,… Các đối tượng trộm xe máy chuyên nghiệp khi đi gây án thường là 2 tên đi trên xe máy. Một tên cầm lái kiêm cảnh giới, tên còn lại sẽ trực tiếp trộm xe. Bọn chúng sẽ rảo quanh các tuyến đường tìm mồi, khi tìm được xe máy không người trông coi, xe để nơi có tầm nhìn khuất, bị hạn chế hoặc bọn chúng cho rằng có nhiều khả năng trộm được. Tại các địa điểm gửi giữa xe cũng không tránh khỏi tình trạng bị trộm cắp đột nhập vào mà thực hiện hành vi của mình. Đặc biệt là tại các quán cà phê, quán net,… Thông thường khi gửi xe, chủ xe máy sẽ nhận được phiếu gửi từ bảo vệ nhưng cũng có một số trường hợp chủ xe trực tiếp để xe bên ngoài có bảo vệ trông coi nhưng không nhận được thẻ. Vậy trong trường hợp này khi xảy ra tình trạng mất xe, tài sản phải xử lý như thế nào? Bên nào chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trên?

Trong tình huống mà bạn đưa ra. Sau đây, sẽ được Luật Nghiệp Thành giải đáp như sau:

Xác lập hợp đồng gửi giữa xe

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ nhất, Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 thì một giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể[1].

Thứ hai, Đối chiếu với quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản ta thấy: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công[2].

Như vậy, ta có thể thấy việc bạn gửi xe tại nhà hàng theo yêu cầu để xe của chủ cửa hàng, nhân viên cửa hàng…có bảo vệ trông coi mặc dù không có thẻ giữ xe tuy nhiên việc để xe lại đã có sự chứng kiến của bảo vệ quán, đã xác lập thành một hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hành vi cụ thể.

Ai là bên chịu trách nhiệm về việc mất xe?

Vì giao dịch gửi giữ tài sản đã được xác lập nên khi mất xe thì bên nhận gửi giữ tài sản phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là bên gửi giữ tài sản theo quy định pháp luật, bạn có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo Điều 556 BLDS 2015.

Mặc dù pháp luật đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trông trường hợp của bạn không thuộc về chủ xe. Tuy nhiên, bạn đọc cũng nên có trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình, trước khi gửi giữ xe nên hỏi bảo vệ về thẻ giữ xe có được cung cấp.

Mức bồi thường thiệt hại?

Mức bồi thường trong trường hợp này trên thực tế thường căn cứ vào giá trị xe bị mất hoặc do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nếu hai bên không thống nhất được giá trị bồi thường thì chủ xe có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Gửi xe không có thẻ xe, bị mất trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 119.1 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[2] Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*