Rủi ro khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares)

Rủi ro khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares)

Rủi ro khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares)

Ngày xưa, các cuộc gọi, tin nhắn rác giới thiệu, quảng cáo dịch vụ như vay tín dụng, thuê khách sạn, mua nhà ở,… diễn ra rất phổ biến. Những nội dung như trên không còn quá xa lạ bạn đọc, tuy nhiên, hiện nay còn có những cuộc gọi giới thiệu mô hình sở hữu kỳ nghỉ. Vậy sở hữu kỳ nghỉ là gì? Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu nhé!

Nguồn ảnh: Internet

1.Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là gì?

Mô hình sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares) là mô hình kinh doanh của các công ty du lịch nghỉ dưỡng. Theo đó, sản phẩm của mô hình sở hữu kỳ nghỉ là quyền được du lịch, nghỉ dưỡng vào một khoảng thời gian cố định trong một năm tại các resort, khu nghỉ dưỡng của công ty du lịch đó.[1]

Mô hình sở hữu kỳ nghỉ không quá xa lạ đối với người nước ngoài, tuy nhiên, là loại hình kinh doanh mới tại Việt Nam hiện nay. Một số mô hình tại Việt Nam như sở hữu kỳ nghỉ ALMA, Ninh Van Bay, FLC,…

Vậy hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là gì?

Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là hợp đồng mua một thời gian cố định (thông thường là 7 ngày/năm) để sở hữu bất động sản của khu nghỉ dưỡng, hoặc khu du lịch trong thời gian đó.[2] Theo đó, khi mua ‘thời gian nghỉ’, ngoài khoản tiền lớn bỏ ra để mua các gói của hợp đồng, người mua còn phải trả các chi phí bảo dưỡng, phí quản lý, vận hành,.. của khu nghỉ dưỡng trong thời gian không nghỉ dưỡng tại đây.

Document

2.Rủi ro khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ?

Thứ nhất, hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là hợp đồng đăng ký dịch vụ.[3] Mặc dù trên thực tế, chúng ta sử dụng từ “mua” sở hữu kỳ nghỉ. Tuy nhiên, TAND tỉnh Khánh Hòa đã khẳng định đây là hợp đồng đăng ký dịch vụ lưu trú. Chính vì vậy, bạn đọc cần lưu ý, chúng ta bỏ số tiền lớn để mua ‘thời gian’ nghỉ dưỡng, không đồng nghĩa chúng ta sở hữu bất động sản, hay sở hữu tài sản trong đó. Điều này có thể hiểu rằng, chúng ta đang đầu tư vào thời gian, vào dịch vụ được hưởng trong những năm tiếp theo đó, mà không phải là hiện tại.

Thứ hai, hầu hết các gói của hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là các gói dài hạn (thông thường từ 5 năm – 10 năm). Hình thức dịch vụ này được săn đón tại các resort nổi tiếng, vì vậy, các gói hợp đồng có thể lên đến hàng tỷ đồng. Mặc dù gói hợp đồng có giá trị lớn, tuy nhiên, chất lượng của các resort nổi tiếng này chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như cam kết.

Thứ ba, ngoài số tiền mua các gói dài hạn, bạn đồng thời cũng trả các chi phí bảo dưỡng, chi phí quản lý, vệ sinh,… có thể lên đến 100-200$/ năm.

Thứ tư, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào điều chỉnh hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ. Đây là rủi ro cao nhất khi mà khoảng trống pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho bên doanh nghiệp với lực lượng pháp lý hùng hậu ‘lấn át’ khách hàng không am hiểu pháp luật.

3.Giảm thiểu rủi ro khi ký kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ

Mô hình sở hữu kỳ nghỉ đã phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu, chứng minh mô hình nhận được sự tiếp nhận rộng rãi đến từ người tiêu dùng và ưu điểm của nó. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc thiếu đi các văn bản pháp lý cụ thể khiến mô hình này dường như là mô hình rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất, bạn đọc có thể lưu ý:

Thứ nhất, hiểu rõ đây là hợp đồng dịch vụ, bạn đang mua dịch vụ, vì vậy, bạn nên tìm đến các khu du lịch nghỉ dưỡng có uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ qua các năm thông qua phản ánh từ người tiêu dùng trước đó.

Thứ hai, nên mua các gói ngắn hạn (1 – 2 năm) để trải nghiệm chất lượng dịch vụ. Từ đó, có thể đưa ra quyết định mua các gói dài hạn. Bạn đọc cũng cần lưu ý, phản ánh thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp không ghi rõ cụ thể thời gian sở hữu kỳ nghỉ, dẫn đến tranh chấp về khoản tiền duy trì các gói hợp đồng.

Thứ ba, quyền sở hữu kỳ nghỉ không được pháp luật dân sự quy định rõ ràng là quyền tài sản hay không. Vì vậy, việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền này cũng mập mờ, không rõ ràng, để tránh tranh chấp hoặc bất lợi về phần mình, bạn đọc cần yêu cầu phía doanh nghiệp ghi cụ thể các quyền về thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sở hưu kỳ nghỉ vào hợp đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Rủi ro khi ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ (Timeshares)”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1]https://nld.com.vn/diem-den-hap-dan/cac-gia-dinh-co-nen-mua-so-huu-ky-nghi-alma-20200904110030214.htm

[2] http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Can-trong-voi-hop-dong-so-huu-ky-nghi/437119.vgp

[3] Án lệ số 42/2021/AL

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*