Trước khi ra Tòa, các bên tranh chấp về đất đai có phải hòa giải ở cơ sở không?

Trước khi ra Tòa, các bên tranh chấp về đất đai có phải hòa giải ở cơ sở không?

Trước khi ra Tòa, các bên tranh chấp về đất đai có phải hòa giải ở cơ sở không?

Hiện nay, tranh chấp đất đai rất phổ biến cũng như đa dạng về mặt chủ thể, đối tượng và nội dung tranh chấp. Nhìn chung thì những tranh chấp liên quan đến đất đai có cần phải tiến hành hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Hòa giải ở cơ sở là gì?

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải diễn ra ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (gọi chung là thôn, tổ dân phố) nhằm mục đích hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận trong việc giải quyết tranh chấp[1]

Hòa giải ở cơ sở là phương thức diễn ra ở khu vực mà các bên tranh chấp sống với nhau, việc tiến hành hòa giải ở cơ sở sẽ giúp các bên hàn gắn, khôi phục tình cảm hàng xóm nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc tiến hành hòa giải ở cơ sở sẽ giúp giảm bớt lượng công việc quá tải của ngành Tòa án. Tuy nhiên, việc tiến hành hòa giải ở cơ sở không mang tính bắt buộc mà chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên và diễn ra trong những trường hợp: Mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày; Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự (tranh chấp thừa kế, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng); Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân, gia đình; đã vi phạm nhưng thuộc trường hợp: chưa đến mức truy cứu hình sự, xử lý hành chính; không bị khởi tố, khởi tố mà bị đình chỉ; không bị xử lý vi phạm hành chính; bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính;…

Vì thế, tranh chấp liên quan đến đất đai có thể được các bên lựa chọn để tiến hành hòa giải ở cơ sở trên tinh thần tự nguyện. Nếu hòa giải thành thì lập thành biên bản, còn không thì các bên trong tranh chấp có thể tiếp tục gửi đơn yêu cầu giải quyết việc tranh chấp đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.

Trường hợp không bắt buộc tiến hành hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã:[2]

Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;

Document

– Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng về quyền sử dụng đất,…

Trường hợp bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã:[3]

Khi các bên xảy ra tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất thì việc hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã được xem là một thủ tục bắt buộc. Nếu các bên không thực hiện hòa giải trước mà gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án yêu cầu giải quyết, thì đơn khởi kiện sẽ được trả về với lý do chưa đủ điều kiện để khởi kiện[4] hoặc không đủ điều kiện để yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

 

Như vậy, tranh chấp đất đai không cần phải hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên thủ tục hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã bắt buộc đối với tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất hoặc đã hòa giải ở cơ sở mà không thành[5]. Ngược lại, những tranh chấp khác có liên quan đến đất đai thì các bên trong tranh chấp có thể tự nguyện việc lựa chọn giữa việc tự thương lượng, hòa giải hay nộp đơn khởi kiện ra Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trước khi ra Tòa, các bên tranh chấp về đất đai có phải hòa giải ở cơ sở không?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2.1, 2.2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013

[2] Điều 3.2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

[3] Điều 3.2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

[4] Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 192.1.(b) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[5] Điều 202.2 Luật đất đai 2013

 

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*