Trả tiền lương cho sinh viên thực tập và cộng tác viên nước ngoài

Trả tiền lương cho sinh viên thực tập và cộng tác viên nước ngoài

Trả tiền lương cho sinh viên thực tập và cộng tác viên nước ngoài

Công ty A hiện tại có nhận 2 sinh viên thực tập nước ngoài và ký một hợp đồng cộng tác viên với cá nhân nước ngoài. Công ty muốn biết hình thức trả tiền lương cho sinh viên thực tập nước ngoài và cộng tác viên nước ngoài. Công ty có thể thanh toán bằng đô la (USD) cho 2 đối tượng trên hay không.

Tiền lương cho sinh viên thực tập nước ngoài

  1. Tiền phụ cấp cho SVTT (không gọi là tiền lương để tránh nhầm lẫn với HĐLĐ)

Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh vấn đề nhận sinh viên thực tập như trên. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 12.6 Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Điều 97 Luật giáo dục năm 2005, doanh nghiệp được tiếp nhận thực tập sinh đang học  tại các trường đại học, cao đẳng và nghĩa vụ của doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên thực tập nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Do vậy, nếu doanh nghiệp nhận thực tập sinh theo hình thức trên thì việc nhận thực tập sẽ được điều chỉnh bởi Luật giáo dục đại học và Luật giáo dục, không điều chỉnh theo Bộ Luật lao động. Theo đó, doanh nghiệp có thể nhận sinh viên vào thực tập theo thời hạn mà doanh nghiệp và sinh viên thỏa thuận với nhau. Doanh nghiệp không phải ký hợp đồng thực tập, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho sinh viên thực tập.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Về chế độ và quyền lợi cho sinh viên trong thời gian thực tập, Điều 12.6 Luật giáo dục đại học năm 2012 và Điều 97 Luật giáo dục năm 2005 không có quy định ràng buộc về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chi trả các khoản lương cho sinh viên thực tập trong thời gian này. Do vậy, doanh nghiệp và sinh viên có thể ký kết một thỏa thuận thực tập quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên trong thời gian thực tập. Nội dung của thỏa thuận có thể quy định như: thời gian thực tập, công việc thực tập, các khoản trợ cấp (trợ cấp ăn, ở, đi lại). Ngoài ra doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm tai nạn cho sinh viên khi xét thấy cần thiết (luật không bắt buộc).

  1. Tiền công cho cộng tác viên nước ngoài (không gọi là tiền lương để tránh nhầm lẫn với HĐLĐ)

Về bản chất hợp đồng cộng tác viên là một dạng hợp đồng cung ứng dịch vụ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động không diễn ra xuyên suốt mà chỉ diễn ra khi có yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và kết thúc khi công việc hoàn tất. Khác với bản chất  của hợp đồng lao động là sự ổn định, lâu dài. Nên hoạt động cung ứng dịch vụ này là một hoạt động thương mại và sẽ do Luật thương mại 2005 điều chỉnh.

Do hợp đồng cộng tác viên là một hợp đồng dịch vụ và được Điều 3.9 Luật thương mại 2005 điều chỉnh nên doanh nghiệp không có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT và BHTN cho cá nhân nước ngoài cung ứng dịch vụ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động. Công ty chỉ phải trả khoản tiền công đã thỏa thuận trong hợp đồng cộng tác viên.

Về phía cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ có nghĩa vụ nộp thuế TNCN và doanh nghiệp sẽ khấu trừ lại thực hiện thay cho người nộp thuế. Mức nộp thuế đối với cá nhân chia làm hai trường hợp như sau:

  • Thu nhập từ hợp đồng cung cấp dịch vụ hay hợp đồng cộng tác viên của cá nhân là hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền công. Doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% nếu là cá nhân cư trú.
  • Hoặc 20% nếu là cá nhân không cư trú, hoặc theo biểu lũy tiến nếu là cá nhân cư trú và hợp đồng đáp ứng là hợp đồng lao động.

Đối với trường hợp thanh toán bằng USD thì công ty nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng. Chi tiết mức phạt công ty có thể xem tại bài viết “Quy định xử phạt hành vi giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam”.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về việc trả lương cho SVTT và cộng tác viên là người nước ngoài.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.

Luật sư tư vấn: Luật sư Thuận.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*