Điều kiện để được cấp phép khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Điều kiện để được cấp phép khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Cập nhật, bổ sung ngày 22/7/2024
Khai thác hải sản ngoài vùng biển Việt Nam ngoài việc tạo ra nhiều tiềm năng kinh tế thì có thể mang đến nhiều nguy hiểm cho tàu thuyền, và ngư dân. Vì thế, việc giám sát và cấp phép để tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam cần được quản lý nghiêm ngặt hơn. Theo đó, để được cấp phép khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện về tàu cá và thuyền viên. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết sau của Luật Nghiệp Thành[1]
Đối với tàu cá | Đối với thuyền viên (ngư dân) |
– Có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên; – Có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tự động truyền dữ liệu qua hệ thống vệ tinh; – Không thuộc danh sách tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp; – Có trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu như: máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF); có bộ phận gọi chọn số và thu trực canh (DSC) trên kênh 70 hoặc 16; thiết bị định vị vệ tinh (GPS);…[2] Bạn cần tư vấn dịch vụ này! [the_ad_group id="251"] – Được tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) cấp mã số nhận dạng tàu biển;[3] – Có giám sát viên;[4] – Tàu cá đủ điều kiện hoạt động và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; – Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá có hiệu lực 06 tháng.[5] | – Phải có Giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế (nếu khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý) – Phải có bảo hiểm và hộ chiếu; – Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh – Trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết dùng Tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu đến khai thác. |
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: “Quy định của pháp luật về thiết bị giám sát hành trình tàu cá”
Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện để được cấp phép khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung
Biên tập: Huỳnh Thái Sơn
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận
Ngày cập nhật, bổ sung: 22/7/2024
Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy
[1] Điều 53 Luật Thủy sản 2017, Điều 46 Nghị định 26/2019 và Điều 1.23 Nghị định 37/2024/NĐ-CP
[2] Điều 46.5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Điều 1.23 Nghị định 37/2024/NĐ-CP
[3] Số nhận dạng tàu biển IMO là một chuỗi ký tự theo mẫu “IMO xxxxxxx” (IMO + 07 chữ số phía sau) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cấp cho tàu biển nhằm mục đích nhận diện. Mỗi mã chỉ cấp một lần và trọn đời cho một tàu. Hiện tại mã số IMO được cấp độc quyền bởi tổ chức Lloyd’s Register – Fairplay.
[4] Giám sát viên là người được Tổ chức nghề cá khu vực hoặc Tổ chức có thẩm quyền của quốc gia ven biển nơi tàu cá khai thác cử đi giám sát việc khai thác thủy sản; điều tra nguồn lợi thủy sản; huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản…cho tàu cá. Quan sát viên sẽ hoạt động trên tàu cá được phân công, được hưởng các quyền lợi nhất định theo quy định của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc Tổ chức có thẩm quyền của quốc gia ven biển nơi tàu cá khai thác.
[5] Điều 53 Luật Thủy sản 2017