Thủ tục thay đổi họ, tên

Thủ tục thay đổi họ, tên

Từ khi sinh ra một người đã có quyền có họ tên của mình và họ tên này sẽ gắn bó với người đó đến cuối đời. Họ tên của một người về mặt pháp lý sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh. Tuy nhiên họ tên không phải là cố định mà nó có thể thay đổi tùy thuộc vào mong muốn của người mang họ, tên. Có thể trong cuộc sống vì một vài lý do như việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi, hay thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…mà một người phải thay đổi họ, tên của mình.

Vậy làm thể nào để người đó có thể thay đổi họ, tên của mình? Ở bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ chia sẻ đến bạn đọc như sau:

Thay đối họ, tên là một quyền nhân thân của mỗi người được quy định rõ ràng tại Điều 27, Điều 28 BLDS 2015. Việc thay đổi họ, tên phải đảm bảo quy cách đặt tên không được nhầm lẫn mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và đặt tên phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa của quốc gia, dân tộc.  Chỉ sử dụng chữ để đặt tên và không sử dụng bất kỳ số hay ký tự nào khác[1].

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân có quyền yêu cầu Nhà nước công nhận việc thay đổi họ, tên của mình. Tuy nhiên việc thay đổi họ, tên cần đáp ứng điều kiện[2]:

  • Nếu là người dưới 18 tuổi muốn thay đổi họ, tên thì cần có sự đồng ý của của cha hoặc mẹ người đó.
  • Nếu cha, mẹ muốn thay đổi họ, tên cho con từ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó.

Nếu thỏa mãn điều kiện, bạn cần chuần bị giấy tờ sau để tiến hành thủ tục thay đổi họ, tên.

Document
  • Tờ khai thay đổi họ, tên (Mẫu TK thay doi, cai chinh, bo sung ho tich, xac dinh lai dan toc).
  • Giấy khai sinh (bản chính)
  • Giấy tờ chứng minh cho sự thay đổi họ, tên là phù sợ (Ví dụ: Giấy nhận con nuôi, Giấy xác nhận cha, mẹ cho con,..)

Người thay đổi họ, tên đến nộp hồ sơ tại Phòng tư pháp – UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch đối với người thay đổi họ tên từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch đối với người thay đổi họ, tên dưới 14 tuổi (Điều 7.1.b, 7.2.b Luật hộ tịch 2014). Trên tờ khai thay đổi họ, tên có mục ghi lý do thay đổi họ, tên và dựa trên lý do này cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lý do bạn đưa ra có chính đang hay không. Nếu lý do chính đáng, phù hợp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đồng ý cho bạn thay đổi họ, tên của mình.

Ttrong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổihọ, tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trích lục cho người yêu cầu. Đồng thời sẽ ghi thông tin thay đổi lên Giấy khai sinh và/hoặc Giấy đăng ký kết hôn (nếu có).

Trong trường hợp đối với các giấy tờ trước đây đã được xác lập bằng tên cũ mà bạn muốn đổi sang tên mới thì bạn phải đến cơ quan đã cấp giấy tờ đó để yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa. Tuy nhiên, có một số giấy tờ chỉ cấp 1 lần duy nhất thì bạn không thể cập nhật được thông tin ví dụ như bằng đại học của bạn. Khi đó bạn cần có giấy xác nhận đã thay đổi họ, tên kèm theo hồ sơ, bằng cấp để chứng minh tên cũ và tên mới của bạn đều chỉ một người.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục thay đổi họ, tên.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 26.3 BLDS 2015

[2] Điều 7.1 NĐ 123/2015

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*