Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Ngày nay, chính phủ Việt Nam luôn chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, xã hội, giáo dục và con người. Những chính sách ấy đã góp phần thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài đến đây làm việc và sinh sống ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ khác so với việc kết hôn giữa những công dân Việt Nam với nhau.

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của Việt Nam về điều kiện kết hôn. Nếu cặp đôi chọn làm thủ tục kết hôn, đăng ký tại Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

  1. Điều kiện nam, nữ được kết hôn: [1]
  • Đủ tuổi theo quy đinh pháp luật hôn nhân và gia đình, cụ thể nam đủ 20 và nữ đủ 18 tuổi;
  • Quyết định kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn:

–    Tảo hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn hay kết hôn giả tạo.

–   Người đã kết hôn và có gia đình, mà ngoại tình và chung sống với người khác.

–  Hoặc người chưa kết hôn và lập gia đình, nhưng lại chung sống như vợ chồng và kết hôn với người đã có gia đình.

–  Kết hôn hoặc chung sống với người cùng huyết thống, trong phạm vi ba đời: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Document

Lưu ý: Việt Nam không cấm nhưng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

  1. Nếu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn đã nêu trên, hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: [2]
  • Tờ khai đăng ký kết hôn (có thể khai chung vào một tờ theo mẫu 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP);
  • Giấy xác nhận không mắt bệnh tâm thần;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn hạn dùng theo thời hạn ghi trên giấy hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn. Trường hợp giấy tờ này không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong vòng 06 tháng từ ngày cấp;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với công dân Việt Nam ở trong nước);
  • Bản sao CMND/CCCD của người Việt Nam hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài.

– Lưu ý: nếu bên nam, bên nữ thuộc một trong 3 trường hợp phải nộp hoặc xuất trình thêm giấy tờ tương ứng sau đây:

  • Bản sao trích lục hộ tịch (có ghi chú ly hôn), đối với ông dân Việt Nam đã giải quyết các thủ tục ly hôn và hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
  • Văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành nghề đó, trường hợp đối với công dân Việt Nam đang phục trong quân đội, công an, là công chức và viên chức.
  • Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao/ lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện/ thành phố/thị xã (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) nơi người đăng ký kết hôn cư trú.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ và đầy đủ thì cấp biên nhận hồ sơ còn nếu không thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Còn chưa bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì hồ sơ sẽ bị từ chối bằng văn bản với lý do cụ thể.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thông qua xác minh. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy UBND quận/huyện/ thành phố/thị xã ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (GCNKH) trao cho hai bên nam, nữ trong vòng 3 ngày làm việc sau khi ký.

Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ đều phải có mặt tại trụ sở UBND quận/huyện/ thành phố/thị xã để thuận tiện cán bộ hộ tịch tham khảo ý kiến hai bên nam, nữ, có tự nguyện kết hôn hay không. Từ cơ sở tự nguyện, cán bộ hộ tịch, ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ. Sau đó, hai bên nam, nữ cùng ký vào GCNKH.

Tuy nhiên, một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận GCNKH thì làm văn bản đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao giấy. Nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND quận, huyện ký GCNKH. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận giấy thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND quận, huyện hủy giấy đó.

  1. Lệ phí: 1 triệu đồng đồng/trường hợp. Đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, thuộc diện gia đình có công với cách mạng thì được miễn lệ phí.
  2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UNND quận/huyện/ thành phố/thị xã, Phòng tư pháp quận/huyện/ thành phố/thị xã.

Trên đây là nội dung tư vấn của  Luật Nghiệp Thành về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1]  Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014.

[2] Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cá Nhân

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*