Thủ tục góp vốn bằng phần mềm

Thủ tục góp vốn bằng phần mềm

Thủ tục góp vốn bằng phần mềm

Như tại bài viết trước đã giải đáp phần mềm máy tính có thể góp vốn vào công ty, thì thủ tục thực hiện sẽ là yếu tố quyết định để chuyển phần mềm thành tài sản góp vốn. Trước tiên, để góp vốn thì phần mềm phải được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam, sau đó phải chuyển quyền sở hữu cho công ty nhận vốn góp. Cuối cùng công ty cần thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị phần mềm đã định giá. Sau đây, bài viết sẽ làm rõ các bước cần thực hiện.

Thứ nhất, Định giá phần mềm[1]

Công ty có thể tự định giá theo nguyên tắc đồng thuận bởi thành viên, hội đồng quản trị hoặc định giá thông qua tổ chức thẩm định giá.

– Nếu tự định giá thì phải thông qua biên bản họp, quyết định của thành viên, hội đồng quản trị.

– Nếu định giá thông qua tổ chức thẩm định giá thì giá trị của phần mềm phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Cần lưu ý với trường hợp tự định giá, nếu định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, thành viên Hội đồng quản trị sẽ cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế. Còn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế.

Thứ hai, Chuyển quyền sở hữu phần mềm máy tính[2]

Khi thành viên, cổ đông công ty góp vốn bằng phần mềm thì để được xem việc góp đã thanh toán xong là khi quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tuy nhiên, đối với quyền tác giả phần mềm thì pháp luật không có quy định bắt buộc phải đăng ký do đây là loại quyền đã phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất. Do vậy:

– Nếu người góp vốn đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì lúc này phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu phần mềm cho Công ty được góp vốn.

Sau khi nhận chuyển quyền sở hữu, thì công ty được góp vốn sẽ có các quyền tài sản và quyền công bố phần mềm hoặc cho phép người khác công bố phần mềm. Riêng các quyền đặt tên, đứng tên thật, bút danh của tác phẩm thì không được phép.[3] Vì các quyền này vốn là quyền nhân thân của tác giả.

Document

Vì có sự thay đổi về chủ sở hữu quyền tác giả phần mềm nên cần thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Hồ sơ cụ thể như sau:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả

(2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

(3) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (thông qua Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu)

(4) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có đồng tác giả)

(5) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung

(6) Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Nộp tại Cục Bản quyền tác giả

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

– Nếu người góp vốn chưa đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì việc góp vốn được thực hiện bằng việc giao nhận phần mềm có xác nhận bằng biên bản.

Thứ ba, Tăng vốn điều lệ

Sau khi thực hiện chuyển quyền sở hữu, Công ty được góp vốn cần nộp hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ và kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nếu có đăng ký hoặc biên bản giao nhận phần mềm đối với trường hợp chưa đăng ký quyền bảo hộ tác giả đối với phần mềm.

Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

(1) Thông báo thay đổi vốn điều lệ;

(2) Biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ;

(3) Quyết định của HĐTV/ĐHĐCĐ hoặc chủ sở hữu.

Nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi Công ty được góp vốn đặt trụ sở.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

* Lưu ý: Với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam bằng phần mềm, thì trước khi tăng vốn điều lệ nhà đầu tư nước ngoài và công ty được góp vốn phải thực hiện đăng ký góp vốn và được chấp thuận bởi Sở KHĐT nơi công ty nhận vốn góp đặt trụ sở.[4]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục góp vốn bằng phần mềm”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hổi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 45, Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

[4] Điều 24. Luật Đầu tư 2020

 

Document
Categories: Công Nghệ

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*