Thư mời nhận việc có giá trị pháp lý không?

Thư mời nhận việc có giá trị pháp lý không?

Thư mời nhận việc có giá trị pháp lý không?

Tình huống: Người lao động A sau khi phỏng vấn tại Công ty B thì đã đậu phỏng vấn. Sau đó công ty B đã gửi thư mời nhận việc (offer letter) cho người lao động A. Tuy nhiên, sau đó công ty B đã rút lại và không có nhu cầu tuyển dụng A nữa. Các bên vẫn chưa ký kết Hợp đồng lao động. Nhưng sau khi A nhận offer letter thì đã nghỉ việc ở công ty cũ. Trường hợp này offer letter có giá trị pháp lý gì không? A có yêu cầu bồi thường từ công ty B được không?  Thông qua bài viết này,

Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc và làm rõ vấn đề về offer letter.

Offer letter là gì

Offer letter (thư mời nhận việc) là một lời mời nhận việc hoặc thông báo trúng tuyển của nhà tuyển dụng gửi cho ứng cử viên sau buổi phỏng vấn để bày tỏ mong muốn hợp tác cùng nhau và thường được gửi qua email cho các ứng cử viên.

Offer letter mà Công ty B gửi cho người lao động A sau buổi phỏng vấn có giá trị pháp lý không?

Công ty có quyền trực tiếp tuyển dụng lao động cho các vị trí, chức danh còn thiếu .[1] Sau quá trình phỏng vấn, lựa chọn và cân nhắc, khi quyết định tuyển dụng, công ty gửi offer letter tới ứng viên.

Thứ nhất, tất cả nội dung của offer letter đều là ý chí đơn phương của nhà tuyển dụng mà không có sự thỏa thuận giữa các bên, chỉ nhằm cung cấp cho ứng viên các thông tin như: tên công ty, vị trí công việc, thời gian, địa điểm làm việc, ngày bắt đầu làm việc,…Ứng viên có quyền chấp nhận offer letter của nhà tuyển dụng hoặc từ chối nhận việc.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ hai, nội dung của offer letter có những điều khoản giống với hợp đồng thử việc, tuy nhiên offer letter không có giá trị pháp lý giống như hợp đồng thử việc bởi vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên và được lập thành văn bản. [2]

Vì vậy, offer letter không có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên.

Người lao động A có quyền yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại khi công ty B rút lại offer letter được không?

Offer letter chỉ là một lời mời làm việc và không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên nên việc công ty B rút lại lời offer letter là không vi phạm pháp luật. Vì vậy, người lao động A không có quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp này.

Ngoài ra, ngay cả khi trong trường hợp công ty B không rút lại offer letter và hai bên có ký kết hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động mà A đang trong thời gian thử việc thì công ty B vẫn có quyền hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.[3]

Thông qua tình huống này, người lao động nên lưu ý rằng:

– Offer letter là chỉ lời mời nhận việc hoặc thông báo trúng tuyển của nhà tuyển dụng nên có thể rút lại được;

– Người lao động không được yêu cầu bồi thường khi công ty rút lại offer letter;

– Bên cạnh đó, trường hợp hai bên đã ký hợp đồng lao động có điều khoản về thử việc hoặc ký kết hợp đồng thử việc thì trong thời gian thử việc công ty có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Offer letter có giá trị pháp lý không?

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 11 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 24.1 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 27.2 Bộ luật Lao động 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*