Quy định về nuôi chó mèo

Quy định về nuôi chó mèo

Quy định về nuôi chó mèo

Chó, mèo là động vật dễ lây truyền bệnh dại sang người thông qua các vết cắn, vết liếm nơi có vết thương hở, vết cào xước, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở…. Khi mắc bệnh dại, người bệnh sẽ chuyển biến từ triệu chứng nhẹ như hoang mang, sợ hãi, đau đến các triệu chứng nặng hơn như viêm màng não, bại liệt và dẫn đến tử vong. Do đó, việc tiêm phòng và quản lý chó mèo trong hộ gia đình cần được tuân thủ theo pháp luật như sau[1]:

– Đăng ký với UBND xã/phường về việc nuôi chó, mèo;

– Xích, nhốt và giữ chó, mèo trong khuôn viên gia đình;

– Đeo rọ mõm, xích giữ khi tập trung nơi đông người hoặc nơi có người qua lại;

– Đảm bảo vệ sinh chó, mèo; không gây ồn ào;

– Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại định kỳ 01 năm;

– Bồi thường thiệt hại nếu chó mèo gây thiệt hại cho người khác

Nếu như không tuân thủ các quy định trên, người chủ nuôi chó, mèo có thể bị xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực này:[2]

Document

Hành vi vi phạm

Mức phạt

– Không tiêm vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho thú nuôi200.000 đến 300.000
– Thả rông thú cưng trong đô thị, nơi công cộng

*Cần lưu ý thêm: nếu việc thả rông chó, mèo gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi có trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015[3]

300.000 đến 500.000
– Để vật nuôi lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị
– Không tiêm vắc xin bệnh dại đối với thú cưng bắt buộc phải tiêm600.000 đến 800.000
– Không đeo rọ mõm, xích giữ khi dắt thú cưng đến nơi công cộng
– Để động vật gây thương tích hoặc thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự1 triệu đến 2 triệu

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: UBND các cấp, hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt[4].

Chó, mèo là thú cưng mà bất kỳ ai cũng quý mến, tuy nhiên hiện nay việc chó, mèo tấn công khiến người khác bị thương diễn ra ngày càng nhiều. Vì thế, việc nuôi chó, mèo không sai nhưng quản lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh là điều cần thiết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định nuôi chó, mèo”

Nếu bạn cảm thầy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung ngày 16/7/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 2 Phụ lục 15 TT 07/2016/TT-BNNPTNT

[2] Điều 7.1.(b),(c), Điều 7.2.(c) Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 7.1, Điều 7.2.b NĐ 90/2017

[3] Điều 603.4 và Điều 591 Bộ luật dân sự 2015

[4] Chương 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Chương 3 Nghị định 90/2017/NĐ-CP

 

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*