Xử phạt hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật

Xử phạt hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật

Xử phạt hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật

Sáng ngày 29/9/2017, tiểu thương trong các khu chợ Sài Gòn vô cùng xôn xao, quầy sạp vắng vẻ chỉ vì không có thịt heo để bán. Thực ra, hàng loạt các cơ sở giết mổ heo đã bị phát giác sử dụng thuốc an thần do sự kiểm tra đột xuất của các cơ quan chức năng. Tổ thanh tra đã phát hiện có khoảng 5.000 con heo bị tiêm thuốc an thần, nằm la liệt tại khu giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi)[1].

Trên thực tế, có đến 13/20 chủ lò mổ thừa nhận có bơm thuốc an thần vào thịt heo mà họ bán ra thị trường. Điều này đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, vì có thể nguồn thực phẩm mà gia đình mình sử dụng hàng ngày cũng từ nguồn cung này mà ra. Vậy hành vi tiêm thuốc an thần khi giết mổ động vật sẽ bị xử phạt như thế nào? Và hành vi đó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng không?

Để giải đáp thắc mắc của mọi người liên quan đến vấn đề này. Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ đưa ra một số lưu ý về mức xử phạt đối với hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật, tác hại và một số cách đề phòng.

  1. Mức phạt

Đối với vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ và giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị tiêm thuốc an thần và việc sử dụng thuốc an thần tự tiện, không có liều lượng cụ thể, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay cơ quan quản lý chuyên ngành thú y sẽ bị phạt như sau:

Hình phạt chínhPhạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng.[2]
Hình phạt bổ sungĐình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng.[3]
Biện pháp khắc phục hậu quảBuộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật.[4]

 

Như vậy mức phạt tiền cao, đình chỉ hoạt động và biện pháp khắc phục hậu quả trên đã thể hiện sự không khoan nhượng với những hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nhằm hướng đến phát triển thị trường thịt sạch, an toàn.

Document
  1. Tác hại

Việc tiêm thuốc an thần vào động vật gây ra nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vì, loại thuốc an thần được cơ sở giết mổ sử dụng cho động vật là thuốc Combistress và Prozil, tên thương mại của thuốc an thần Acepromazine.

Đó là loại thuốc không cấm sử dụng, nhưng thường chỉ dùng trong thú y, chủ yếu cho chó, mèo, ngựa… là những con vật hiếu động, khi bị hoảng loạn hoặc gây mê trong phẫu thuật. Thuốc an thần cho động vật không được phép sử dụng bừa bãi mà phải tuân thủ theo quy định. Nghĩa là theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Nên lưu ý không được để thuốc tồn dư trong sản phẩm trước khi bán cho người tiêu dùng. Đối với thuốc an thần Acepromazine thì thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ là 5-7 ngày. Là thời gian vừa đủ để thuốc còn đọng lại đào thải ra cơ quan nội tạng của động vật và không gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều nơi giết mổ thường để heo mới tiêm trong vòng 24 giờ thì lấy thịt ngay.

Vậy tại sao lại tiêm thuốc an thần cho heo? Nhiều người sẽ nghĩ rằng là để giết mổ dễ dàng nhưng thực chất là để thịt đỏ, tươi và ngon hơn. Theo thông tin từ Chi cục thú y, heo trên đường vận chuyển tới nơi giết mổ thường sẽ dễ bị stress. Đó là nguyên nhân làm cho thịt heo có màu tái, mềm nhũn, khô, không hấp dẫn người mua. Do vậy, tiêm thuốc an thần sẽ làm thịt đỏ, tươi lâu hơn và tạo độ dẻo.

Dùng thịt heo có tiêm thuốc an thần lâu dài có thể làm tích tụ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ung thư xương, gây ra các triệu chứng như run tay chân, có thể làm đãng trí, trầm uất.

Còn làm giãn nở mạch máu gây hạ huyết áp, lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, trầm cảm kéo dài… Và nếu tương tác với thuốc khác sẽ làm tình trạng trở nên ngày càng phức tạp. Những triệu chứng này sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến người già và lẫn trẻ em.

  1. Đề phòng

Đối với người tiêu dùng hẳn sẽ không khỏi lo lắng trước những thông tin trên. Những cơ sở giết mổ luôn có thể nghĩ ra những thủ đoạn “muôn màu, muôn vẻ” để thu được lợi lớn về mình. Trước tình hình đó, người tiêu dùng nên có sự cẩn trọng khi mua sản phẩm.

– Chú ý những miếng thịt thật bắt mắt, có màu đỏ tươi hơn, sờ vào tay thấy dính dính, thịt dẻo hơn và ít mỡ.

– Hạn chế mua thịt từ các hàng quán tự phát bày bán bên ngoài chợ. Vì đó là nơi tiêu thụ nguồn thịt bẩn, giá rẻ hơn rất nhiều so với trong chợ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nên mua thịt từ những nơi uy tín như hệ thống các chợ, siêu thị, nông trại uy tín đã được công nhận rộng rãi và có đóng dấu kiểm dịch của cán bộ thú y.

Trên đây là nội dung tư vấn “Xử phạt hành vi tiêm thuốc an thần cho động vật”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Thông tin từ Báo Thanh niên

[2] ĐIỀU 20.10 NĐ 04/2020

[3] ĐIÊU 20.12.c NĐ 90/2017

[4] ĐIỀU 20.13.c NĐ 04/2020

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cộng Đồng
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*