Quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu

Để sản xuất, kinh doanh sản phẩm liên quan đến rượu thì doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý rất nhiều điều, một trong số đó là ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng này. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nhãn hàng hóa trên các sản phẩm rượu phải được trình bày như thế nào? Và ai là người có trách nhiệm thực hiện quy định nói trên? Thông qua bài viết sau, Luật Nghiệp Thành sẽ phân tích và đưa ra các tình huống cụ thể dể giái đáp thắc mắc của Qúy bạn đọc.

Nhãn hàng hóa bao gồm những thông tin cần thiết để khách hàng nhận biết được sản phẩm của một doanh nghiệp; phải được thể hiện dưới dạng bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán; và được in, đính, đúc chạm, khắc trực tiếp hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên trên hàng hóa, bao bì thương phẩm[1] của hàng hóa rượu. Theo đó, doanh nghiệp khi ghi nhãn hàng hóa cần lưu ý 5 điều:

 

Nội dung bắt buộc phải thể hiện:[2]

Lưu ý: Nếu kích thước hàng hóa không đủ thể hiện tất cả nội dung bắt buộc thì nhãn hàng hóa chỉ cần thể hiện tên hàng hóa, xuất xứ và tên doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Những nội dung khác có thể ghi trong tài liệu đính kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày[3]: Những nội dung bắt buộc thể hiện phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa rượu xuất khẩu và không tiêu thụ trong nước hoặc nội dung được phép ghi bằng ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh (tên quốc tế, tên khoa học của thuốc; tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học; tên quốc gia; tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài;…). Nội dung còn lại có thể thể hiện bằng ngôn ngữ khác nhưng phải bảo đảm người hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung bằng tiếng Việt.

Document

*Lưu ý: mặt hàng rượu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam nếu chưa thể hiện hoặc chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải thêm phần nhãn phụ. Nhãn phụ phải thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.

Màu sắc[4] phải được thể hiện rõ ràng. Những nội dung bắt buộc thì chữ, ký hiệu và hàng hóa phải có màu tương phả với màu nền của nhãn hàng hóa.

Vị trí[5]: Nhãn hàng hóa cần đặt ở chỗ có thể dễ dàng quan sát, đủ thể hiện các nội dung mà không tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Tuy nhiên, nội dung bắt buộc không cần tập trung cả trên nhãn, có thể ghi ở vị trí khác của hàng hóa, miễn người dùng có thể nhận biết.

Ví dụ: Ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm rượu không nhất thiết thể hiện chung với nhãn hàng hóa, có thể đặt ở thân hoặc đáy của chai.

Kích thước[6] do doanh nghiệp, cá nhân tự mình xác định miễn ghi đầy đủ nội dung bắt buộc; kích thước của chữ, số đảm bảo đủ để đọc bằng mắt thường và tuân thủ quy định về đo lường.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Bao bì thương phẩm là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng hàng hóa, gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Không bao gồm bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn; túi đựng khi mua hàng; bao bì đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ.

[2] Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Điều 1.5 Nghị định 111/2021/NĐ-CP

[3] Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP; Điều 1.3 Nghị định 111/2021/NĐ-CP; Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN

[4] Điều 6 Nghị định 43/2017/NĐ-CP

[5] Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN.

[6] Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*