Xin phép bay flycam tại Việt Nam

Xin phép bay flycam tại Việt Nam

Xin phép bay flycam, drone tại Việt Nam

Cập nhật, bổ sung ngày 31/07/2024

Máy bay không người lái là thiết bị được nhiều người ưa chuộng, không chỉ vì sự tiện lợi mà việc bắt trọn khoảng khắc đẹp từ trên cao còn là một ưu thế nổi bật của thiết bị này. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan không được kiểm soát khiến cộng động dân cư bị ảnh hưởng, như thiết bị bay có thể vướng vào dây điện; nguy cơ mất an toàn hàng không; xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân;…. Vì lẽ đó, việc sử dụng máy bay cần được sử dụng đúng mục đích và được kiểm soát chặt chẽ hơn. Vậy chủ sở hữu fly cam hay drone rất phân vân và lo lắng “Làm thế nào để sử dụng mà không vi phạm pháp luật.”

Để điều khiển flycam, drone trên vùng trời thì chủ sở hữu phải nộp đơn đề nghị đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu[1] để được cấp phép bay tại một tọa độ và thời gian nhất định[2]:

1. Hồ sơ– Đơn đề nghị cấp phép (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) (Mẫu Đơn đề nghị cấp phép bay flycam)

– Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước

– Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay

2. Thời gian nộpChậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến bay
3. Thời gian cấp phépTrong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Khi Cục Tác chiến đồng ý với đề nghị của chủ sở hữu thiết bị thì chủ sở hữu phải điều khiển để fly cam, drone bay trong tọa độ, thời gian được cho phép và thực hiện đúng mục đích đã xin phép. Nếu vượt qua khu vực cho phép, bay vào khu vực cấm bay (như khu quân sự, công trình phòng thủ biên giới; phòng thủ vùng trời, vùng biển; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu[3]) thì thiết bị sẽ bị bắn hạ hoặc bị nhiễu định vị để thiết bị không thể tiếp tục bay.

Xử lý vi phạm:[4]

Document

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Tổ chức bay khi phương tiện bay, người điều khiển phương tiện chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay1 triệu đến 2 triệu đồng
Điều khiển phương tiện bay khi chưa được cấp phép bay hoặc đã được cho phép nhưng bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi sử dụng phương tiện bay
Sử dụng phương tiện bay để quay phim, chụp ảnh từ trên không khi chưa được phép6 triệu đến 8 triệu đồng
Thực hiện hoạt động bay không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.8 triệu đến 10 triệu đồng
Thực hiện hoạt động bay khi chưa có phép bay20 triệu đến 30 triệu đồng
Hành vi sử dụng gây cản trợ hoặc mất an toàn cho các phương tiện bay khác30 triệu đến 40 triệu đồng

Tổng kết, việc tổ chức bay cần thực hiện đúng mục đích, tọa độ và thời gian bay; trường hợp có sự thay đổi thì người tổ chức bay cần nộp đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp đến Cục Tác chiến để được cấp phép mới.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xin phép bay flycam, drone tại Việt Nam”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung ngày 31/07/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 8.1 Nghị định 36/2008/NĐ-CP

[2] Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP và Điều 1.2, Điều 1.4 Nghị định 79/2011/NĐ-CP

[3] Điều 3 Quyết định 18/2020/QĐ-TTg

[4] Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

 

 

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*